Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung, dài han tại chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội trong những năm qua có thể thấy rằng hoạt động của chi nhánh cịn gặp nhiều khó khăn. Một mặt, ngân hàng phải giải quyết tốt vấn đề tăng khối lượng tín dụng trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, chi nhánh phải có những biện pháp sử dụng vốn thích hợp, có hiệu quả cao, tạo cơ cấu vốn hợp lý, chất lượng tín dụng phải đảm bảo
trong điều kiện kinh tế đang có nhiều biến động, gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.
Muốn nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn địi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu từ phía Nhà nước, NHNN, ngân hàng ĐT – PT Việt Nam, doanh nghiệp cà các cơ quan khác.
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước:
Thứ nhất, Nhà nước cần quan tâm đặc biệt để tạo môi trường pháp lý ổn định, nhất quán cho hoạt động tín dụng vủa NHTM.
Về mặt pháp lý, trong thời gian qua vấn đề vướng mắc lớn nhất trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp là vấn đề tài sản thế chấp. Cũng liên quan đến tài sản thế chấp, việc xử lý tài sản thế chấp khi có rủi ro xảy ra cũng là vấn đề nan giải đối với ngân hàng. Để giải quyết tình trạng này đề nghị Chính phủ trong thời gian tiếp theo cần xúc tiến các cơng việc sau:
- Hồn thiện các quy định về tịch biên, phát mại tài sản thế chấp. Chỉ đạo các cơ quan thực thi pháp luật nỗ lực hơn nữa trong việc giúp đỡ các ngân hàng xử lý tài sản thế chấp, xử lý những khách hàng vay cố tình khơng trả nợ, lừa đảo ngân hàng.
- Phát triển tổ chức chuyên môn mua bán nợ nhằm giúp đỡ các ngân hàng xử lý các khoản nợ không lành mạnh, xử lý tài sản thế chấp. Đặc điểm của tổ chức này là họ có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm trong việc quản lý kinh doanh, mua bán bất động sản cùng với nhiều biện pháp khai thác, thanh lý khác nên công việc thu hồi nợ sẽ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thứ hai, Nhà nước phải tạo được môi trường thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp:
- Để khuyến khích các doanh nghiệp các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển kinh doanh, trước tiên Nhà nước cần phải đảm bảo tính thống nhất giữa các thể chế, định chế và các quy định khác của pháp luật. Mọi quyết
đinh của chính phủ đưa ra đều phải cân nhắc kỹ càng, tránh tình trạng đưa ra những quyết định mới một cách vội vàng rồi lại điều chỉnh, sửa đổi liên tục khiến cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoang mang không dám bỏ vốn đầu tư.
- Chính phủ cần có thái độ dứt khốt trong việc rà sốt, sắp xếp lạicác doanh nghiệp, chỉ giữ lại các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp mà Nhà nước thực sự cần phải nắm giữ để đảm bảo vai trò định hướng nền kinh tế. Các doanh nghiệp khác có thể xử lý bằng cách cho giải thể, sáp nhập hoặc tiến hành cổ phần hóa nhằm tăng vốn, tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Với những doanh nghiệp giữ lại, Nhà nước cần cung cấp đầy đủ vốn theo điều lệ đã được duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động vay vốn ngân hàng.
- Kiểm soát nghiêm ngặt các luồng hàng từ bên ngoài đưa vào để ngăn chặn hàng nhập lậu. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đối mặt.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có phương án đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, thông qua nguồn cho vay ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục xuất nhập khẩu.
Thứ ba, Nhà nước cần phải thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm.
Cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích thơng tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cps đăng ký để tiến hành đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đối với những doanh nghiệp đó. Trên cơ sở xếp hạng của tổ chức này, các NHTM sẽ tham khảo để có được những đánh giá chính xác về doanh nghiệp vay vốn. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức này, Chính phủ có thể quy định bắt buộc chỉ những doanh nghiệp nà có đăng ký tại cơ quan xếp hạng tín nhiệm mới được ngân hàng xem xét cho vay vốn. Bằng cách làm này, các doanh nghiệp sẽ
phải tự giác tham gia đăng ký xếp hạng để có được giấy chứng nhận nếu muốn vay vốn của ngân hàng. Ngoài tác dụng giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, hoạt động của tổ chức này cịn tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp tự hồn thiện, nâng cao năng lực tìa chính, năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín của mình để có được vị trí xếp hạng cao. Đó cũng là cách để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam.
NHNN là ngân hàng của các ngân hàng, với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý điều hồ lưu thơng tiền tệ - tín dụng ngân hàng, là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng các văn bản dưới luật, vì vậy NHNN cần phải thực hiện một số biện pháp sau để nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn:
Thứ nhất, NHNN phải kiện tồn mơ hình tổ chức, nâng cao năng lực
tài chính, năng lực điều hành của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là nâng tầm hoạch định về chính sách tiền tệ - tín dụng, đáp ứng được giai đoạn mới của nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, NHNN cần tăng quyền tự chủ cho các NHTM.
Sự quản lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ khơng nên đưa ra những quy định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của ngân hàng, bởi lẽ các điều kiện hoạt động của mỗi ngân hàng không giống nhau, nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng với mơi trường kinh doanh cụ thể của mình. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các NHTM phát huy hết sự sáng tạo, linh hoạt nhằm thích ứng với mơi trường kinh doanh.
Thứ ba, việc ban hành quy chế của ngành ngân hàng phải phù hợp với
thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Câc tổ chức tài chính ngân hàng phải thực hiện đúng theo quy chế tín dụng chung của NHNN, khơng được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh, giành giật khách hàng.
3.3.3. Kiến nghị với NH ĐT - PT Việt Nam.
Ngân hàng ĐT – PT Việt Nam cần xây dựng chính sách tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh và các doanh nghiệp lĩnh vực khác bên cạnh lĩnh vực xây lắp.
Thành lập bộ phận lưu trữ thông tin về doanh nghiệp cũng là cơng việc cần thiết. HÌnh thành cơ quan này sẽ giúp ngân hàng có một ngân hàng thơng tin về khách hàng. Để làm được điều này cần pahỉ ứng dụng tin học,các cán bộ nhân viên hàng ngày phải thu thập thông tin từ các chi nhánh của ngân hàng, từ báo chí và các cơ quan rồi tập hợp, phân loại và xử lý, có đánh giá sơ bộ về khách hàng. Cần chủ động mở các lớp đào tạo nâng cao kiến thức nghiệp vụ mới về các lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử cho các lãnh đạo và trưởng phòng ban của chi nhánh, nhằm chuẩn bị cho họ về mọi tư tưởng cũng như kiến thức để hịa mình trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay.
Ngân hàng cần tiếp tục rà sốt các cơ chế, nghiệp vụ, có những biện pháp cụ thể nhằm đơn giản hóa thủ tục và điều kiện vay vốn. Đối với các khoản vay nhỏ thì ngân hàng có thể khơng u cầu khách hàng phơtơ cơng chứng tất cả các giấy tờ… mà chỉ cần xuất trình giấy tờ gốc để kiểm tra. Nên giảm bớt một số giấy tờ, chi phí quản lý và lưu trữ thơng tin. Có thể hình thành một số hệ thống báo cáo tài chính với những nội dung chuẩn để cung cấp cho doanh nghiệp, tạo ra một chuẩn mực chung và làm giảm bớt thời gian thẩm định và cho vay của cán bộ tín dụng.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng trung, dài hạn là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thì trường, nhất là trong thời kỳ sau khủng hoảng hiện nay, ngân hàng cần phải đảm bảo được chất lượng của hoạt động này. “Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn” khơng chỉ là mong muốn của riêng chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội mà cịn là của các NHTN nói chung và là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta.
Thời gian qua, chất lượng tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội có những chuyển biến tích cực, khẳng định được vai trò của một chi nhánh lớn thuộc hệ thống ngân hàng ĐT – PT Việt Nam, góp phần đầu tư có hiệu quả đồng vốn ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thủ đô và cả nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, những tồn tại và hạn chế cần được xem xét nghiêm túc, kết hợp với những giải pháp đồng bộ như đã trình bày trên đây, hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn phát triển mới.
Bài luận văn này với hy vọng đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn của các NHTM nói chung và chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, do nhận thức cịn hạn chế, có nhiều vấn đề chưa thực sự sâu sắc, vì vậy em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cơ. Em xin chân thành cảm ơn.