nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội.
3.1.1. Định hướng hoạt động chung:
Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2010 vẫn đang biến động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Căn cứ định hướng phát triển của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, cũng như căn cứ vào mục tiêu định hướng các chỉ tiêu, mục tiêu hoạt động năm 2010 của toàn hệ thống ngân hàng ĐT - PT Việt Nam kết hợp với tình hình thực hiện của năm 2009 của chi nhánh, mục tiêu phát triển của chi nhánh 2010 là: tập trung hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2010 trên cơ sở thực hiện chuyển đổi dịch vụ, cơ cấu huy động vốn, cơ cấu khách hàng, đảm bảo tăng trưởng bền vững một cách hợp lý, thích ứng với biến động khó lường của nền kinh tế. Thực hiện vận hành mơ hình tổ chức theo dự án TA2 một cách an toàn, hiệu quả. Tiếp tục tăng tốc, tạo ra các bước bứt phá, chuyển biến trong hoạt động kinh doanh đồng thời tiếp tục duy trì quy mơ, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng theo mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra góp phần giữ vững và phát huy vị thế của ngân hàng ĐT – PT Việt Nam trên địa bàn thủ đô.
Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, tiến tới hội nhập sâu rộng được với ngân hàng quốc tế, phương hướng chỉ đạo hoạt động của chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội trong thời gian tới về tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp là:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn trung, dài hạn, phát triển đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút tối đa tiền gửi của khách hàng, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh tác phong giao dịch của tất cả các nghiệp vụ, dịch vụ có tiếp xúc với khách hàng, yêu cầu cán bộ giao dịch phải nắm
vũng các cơ chế, quy chế nghiệp vụ ngân hàng, nắm bắt các tiện ích của các sản phẩm ngân hàng mới để tư vấn cho khách hàng.
- Mở rộng tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững, khơng để phát sinh các khoản nợ q hạn khó đòi. Dự kiến tốc độ tăng trưởng cho cả năm 2010 là:
+Tổng nguồn vốn huy động đạt 11245.724 tỷ đồng, tăng 1823.249 tỷ đồng (+19,35%) so với năm 2009. Trong đó cả tổ chức và dân cư đều tăng trên 19%.
+Tổng dư nợ tín dụng đạt 4456.987 tỷ đồng, tăng 581.346 tỷ đồng (+15%) so với năm 2009.
+Dư nợ trung, dài hạn đạt 38% tổng dư nợ. +Lợi nhuận đạt 203.202 tỷ đồng
- Tiếp tục cải cách bộ máy tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả quản lý điều hành kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt từ hội sở chính tới chi nhánh, phong giao dịch nhằm đảm bảo phát triển hoạt động tín dụng trung, dài hạn an tồn và đúng định hướng.
- Làm tốt cơng tác tiếp thị, tiếp cận khách hàng, rà soát phân loại doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém, thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ phải giảm dần mức độ đầu tư để đảm bảo an tồn tín dụng.
- Tiếp tục chương trình tái cơ cấu, cơ cấu lại bộ máy điều hành hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung, dài hạn nói riêng gọn nhẹ, năng động và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng được u cầu của tình hình mới.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra nội bộ bằng nhiều hình thức, với nội dung kiểm tra cụ thể, chặt chẽ nhằm nâng cao ý thức chấp hành các thể lệ, chế độ quy định, nhất là khâu kiểm tra cơng tác tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội.
Trong thời gian qua, dư nợ tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Lượng vốn mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp và chưa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội đã nhận thấy hạn chế của mình trong cho vay trung, dài hạn và đã có biện pháp để cải thiện tình hình đang trên đà phát huy hiệu quả. Để đạt được mục tiêu ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng cuả hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngân hàng cần phải thực hiện nhiều biện pháp tích cực hơn nữa.
Từ những vấn đề về lý luận và thực tế đã nêu, em xin được đưa ra một số gợi ý nhằm giúp cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội như sau:
1. Hồn thiện chính sách cho vay:
Việc hồn thiện chính sách cho vay có 2 tác dụng, đơn giản hóa để mở rộng, bên cạnh đó chính sách chặt chẽ, thống nhất là cơ sở để đảm bảo chất lượng cho vay.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được ngân hàng sử dụng nó để cho vay, hồn thiện chính sách cho vay sẽ thúc đẩy cơng tác sử dụng vốn ngân hàng, làm tăng nhanh vịng quay của vốn, nhờ đó hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng được nâng cao. Thời gian qua, có thể nhận thấy tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn còn thấp, chỉ chiếm chưa đến 21% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do để đảm bảo an tồn tín dụng, chi nhánh đã thực hiện thắt chặt điều kiện cho vay thủ tục cho vay vốn quá chặt chẽ, yêu cầu của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vay vốn là quá cao. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới để đẩy mạnh cơng tác tín dụng trung, dài hạn, chi nhánh cần hồn thiện chính sách cho vay của mình theo hướng:
+ Đơn giản hoá các thủ tục, hồ sơ vay vốn theo hướng có lợi nhất cho khách hàng, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an tồn tín dụng.
+Tiến hành phân loại chặt chẽ khách hàng cho vay, khách hàng nào được phép vay tín chấp, khách hàng nào cần có tài sản đảm bảo.
Trong một số trường hợp đối với các dự án được đánh giá là khả thi nhưng hồ sơ vay vốn chưa hồn tất, ngân hàng vẫn có thể thực hiện cho vay, chấp nhận rủi ro ở mức có thể chấp nhận được để thu hút thêm khách hàng, mở rộng hoạt động cho vay của mình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trung, dài hạn.
Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cường huy động vốn trung, dài hạn trong dân cư. Ngân hàng ĐT – PT Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng, có cơ chế mua bán vốn với NHNN. Khi cần vốn cho vay hoặc dư thừa nguồn vốn, chi nhánh có thể mua bán vốn với NHNN theo biểu lãi suất do NHNN đưa ra, điều này làm giảm áp lực huy động vốn. Do đó, hoạt động huy động trong dân cư là hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác, lãi suất huy động vốn từ NHNN luôn cao hơn lãi suất huy động từ dân cư, ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.
2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng:
Ngân hàng là một loại doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bằng cách “đi vay- để cho vay”. Khi cho vay ngân hàng phải tự quản lý vốn và tự lo thu nợ, vì vậy ngân hàng chỉ có thể cho vay đối với những khách hàng có khả năng trả được nợ mà thơi, lợi ích kinh doanh của ngân hàng đòi hỏi mỗi khoản vay phải được an tồn và mang lại hiệu quả. Để đạt được điều đó, thì trước khi quyết định cho vay ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng, giảm rủi ro cho ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực tế, thời gian qua chi nhánh ngân hàng ĐT – PT Hà Nội đã quan tâm, chú trọng tới việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng thơng qua việc cán bộ thẩm định của ngân hàng được đào tạo một cách bài bản, ngân hàng có phịng thẩm định riêng, quy trình thẩm định được ngân hàng xây dựng một cách hệ thống… tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: chất lượng thông tin
phục vụ cho công tác thẩm định mà cán bộ tín dụng thu thập chưa đảm bảo, chi phí cho việc thẩm định cịn q lớn, cơng tác thẩm định chưa định lượng được mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng. Trên cơ sở đó, cơng tác thẩm định cần tiếp tục hồn thiện theo hướng:
+ Tập trung đánh giá về khả năng thích ứng với thị trường của khách hàng.
+ Quy trình thẩm định phải được xây dựng một cách khoa học để giảm chi phí xuống mức thấp nhất.
+Phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ thẩm định.
Đối với nhiều dự án mang tính chất chun mơn sâu vào một ngành, một lĩnh vực cụ thể nào đó mà cán bộ tín dụng khơng thể nắm bắt, hiểu một cách chặt chẽ thì ngân hàng mời các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệm về ngành hay lĩnh vực đó tới giúp đỡ, tư vấn về mặt chuyên môn kỹ thuật. Việc phân công rõ ràng như vậy sẽ giúp cho công việc được thực hiện chuyên sâu, cán bộ được tiếp xúc với nhiều sự án sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Sự thành thạo trong việc thực hiện các công đoạn thẩm định của cán bộ chuyên trách sẽ giúp rút ngắn được thời gian thẩm định và hơn hết là nâng cao được chất lượng của thẩm định dự án.
3. Nâng cao chất lượng thông tin:
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin và xử lý thông tin là vấn đề vô cùng quan trọng. Đối với một NHTM, một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là việc thiếu thơng tin chính xác từ người vay, từ thị trường. NHTM hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền. Tiền vừa là phương tiện của yếu tố đầu vào, vừa là phương tiện của yếu tố đầu ra. Nó chịu tác động của nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Trong đó yếu tố thơng tin cần đặc biệt được chú trọng. Thực tế hiện nay tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội chất lượng thơng tin mà cán bộ tín dụng tiếp cận còn chưa cao, chưa
kịp thời, chưa thường xuyên và chưa có hệ thống. Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng, ngân hàng cần phải xây dựng được hệ thống thông tin đảm bảo được các yếu tố sau:
- Thơng tin về khách hàng:
+ Thơng tin do chính bản thân khách hàng cung cấp phải đầy đủ, bám sát những nội dung thẩm định, xử lý tín dụng của ngân hàng. Đó là các mặt, các chỉ tiêu, các biểu hiện phản ánh năng lực hoạt động của khách hàng, khả năng trả nợ ngân hàng, mục đích vay vốn… Đặc biệt các báo cáo tài chính của khách hàng cẩn phải được kiểm tốn.
+ Thơng tin do cán bộ tín dụng thu thập tại cơ sở phải thực sự khách quan, nhạy bén, tồn diện. Cán bộ tín dụng cần qn triệt quan điểm “trăm nghe không bằng mắt thấy”. Trên cơ sở thông tin đã thu thập cần phải đối chiếu kiểm tra thật kỹ càng những nội dung thẩm định khi cho vay, nội dung hợp đồng đã ký kết khi cho vay và giám sát khoản vay.
+ Thông tin do bộ phận kế toán ngân hàng cung cấp phải thường xuyên. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động nghiệp vụ cho vay và hoạt động kế tốn tiền vay để theo dõi sát sao tình hình vay và trả nợ của khách hàng. Qua đó cho phép ngăn ngừa các sai phạm trong hoạt động sử dụng vốn khơng đúng mục đích. Đây thực sự là nguồn thơng tin có ý nghĩa trong hoạt động cho vay và giám sát khoản vay.
+ Thông tin do các bộ phận phòng ban khác trong ngân hàng phải đa dạng, tồn diện. Đó là cơ sở cho cơng tác phân tích, dự báo những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Xây dựng phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc lưu trữ, khai thác, trao đổi thông tin trong hệ thống.
+Thơng tin do nguồn bên ngồi ngân hàng cung cấp phải đa dạng, chính xác đảm bảo độ tin cậy khi sử dụng. Do đó ngân hàng cần xây dựng mối quan hệ trao đổi thông tin giữa chi nhánh mình với chi nhánh khác và các ngân hàng, cơ quan khác.
+Ngân càng cần phải có những thơng tin về pháp luật có liên quan đến hoạt động cho vay như: các thủ tục công chứng, chứng thực. luật đất đai, khung giá đất mới; những thông tin về ngành, lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng cho vay và những dự báo về biến động của thị trường, sản phẩm, giá cả… Lượng thông tin thu thập và những mảng thông tin là vơ cùng đa dạng nên phải có sự chun mơn hố của cán bộ. Đồng thời, chi nhánh ngân hàng ĐT – PT HN cần có những kênh thơng tin hiệu quả, sử dụng công nghệ thông tin thành thạo để phục vụ tốt cơng tác thu thập, phân tích, xử lý và sử dụng thơng tin.
+ Trên cơ sở thông tin thị trường này, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội cần phải có những phân tích dự báo và định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp trên cơ sở phát huy nội lực ngân hàng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động.
4. Chun mơn hố và nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng:
Yếu tố con người trong bất kỳ trường hợp nào cũng đóng vai trị rất quan trọng. Do vậy, việc nâng cao trình độ cán bộ là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay. Tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội, đội ngũ cán bộ có trình đọ chun mơn tương đối cao. Tuy nhiên, trong thờì đại khoa học phát triển như hiện nay thì trình độ của cán bộ phải không ngừng nâng cao hơn nữa.
- Đối với cán bộ hoạch định chính sách:
Thời gian tới chi nhánh tiếp tục phát triển chính sách trong việc tuyển chọ những người có nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng một cách vững vàng, có kiến thức kinh tế, xã hội và pháp luật, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường. Như vậy mới đủ khả năng để xem xét nhu cầu tín dụng một cách tổng qt, chính xác từ đó hoạch định được các chính sách tín dụng phù hợp và đưa ra các phương hướng giải quyết đúng đắn.
Cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng cuả chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội ngoài các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, cần phải nắm chắc pháp luật về kinh tế ngân hàng, hiểu rõ các quy định về thể chế của ngành, có khả năng phân tích những sai sót trong văn bản, chế độ, từ đó rút ra ý kiến chỉ đạo, bổ sung về nghiệp vụ cho cấp dưới.
- Đối với cán bộ tín dụng:
Cần phải hiểu biết biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ thẩm định khách hàng, đánh giá tính khả thi của dự án, biết thu thập và xử lý thông tin cần thiết để phục vụ cho việc thẩm định. Đồng thời người cán bộ tín dụng cịn phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hiểu biết về pháp luật, nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới có liên quan đến dự án đầu tư. Bên cạnh đó, cán bộ tính dụng cần phải có đức tính trung thực, có bản lĩnh, sự hăng hái, nhiệt tình và phong cách