Các nhân tố chủ yếu tác động đến quản trị vốn kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH MTV IN tài chính (Trang 39 - 43)

1.1 .VKD và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4. Các nhân tố chủ yếu tác động đến quản trị vốn kinh doanh của doanh

1.2.4. Các nhân tố chủ yếu tác động đến quản trị vốn kinh doanh củadoanh nghiệp doanh nghiệp

1.2.4.1. Những nhân tố khách quan

- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mơ của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư, chế độ khấu hao TSCĐ...đến chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu một số loại cơng nghệ nhất định đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ của DN.

- Đặc thù ngành kinh doanh: Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong khi xem xét quản lý và sử dụng vốn. Ngành nghề kinh doanh của DN ảnh hưởng đến cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN với chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn.

- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Một DN nếu có sức cạnh tranh cao trên thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn thì cho dù trong điều kiện nền kinh tế như thế nào thì cơng ty đó cũng sẽ có doanh thu và có lợi nhuận, từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên VKD cao.

- Lạm phát trong nền kinh tế: Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN thông qua giá cả đầu vào và đầu ra. Khi giá của các yếu tố

đầu vào cũng tăng cao trong khi giá của đầu ra không tăng hoặc tăng với tốc độ không bằng tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào thì với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì sẽ làm cho lợi nhuận của DN bị giảm xuống từ đó làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn sẽ giảm. Ngoài ra lạm phát cịn ảnh hưởng đến cơng tác trích khấu hao. Do khấu hao được tính trên giá trị sổ sách tại lúc đem vào sử dụng nên giá trị khấu hao không đủ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất TSCĐ mới.

- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của DN. Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của DN.

- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ: Khoa học cơng nghệ có thể sẽ là cơ hội khi DN chấp nhận đầu tư mạo hiểm tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học, cịn sẽ là nguy cơ nếu DN khơng kịp thời đầu tư đổi mới. Sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ làm tăng hao mịn vơ hình của tài sản từ đó góp phần làm mất vốn của DN.

- Rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp: như hoả hoạn, bão lụt, các biến động trong sản xuất và về thị trường... làm cho tài sản của DN bị hư hại dẫn đến vốn của DN bị mất mát.

1.2.4.2. Những nhân tố chủ quan

- Trình độ tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất: Đây là yếu tố chủ quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, ăn khớp hoạt động một cách nhịp nhàng sẽ giúp cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại thì nếu trình độ quản lý yếu kém hoặc bị bng lỏng sẽ khơng bảo tồn được vốn. Trong công tác này phải chú trọng đến việc tổ chức và sử dụng VKD như: Xác định nhu cầu vốn, bố trí cơ cấu vốn, sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, tổ chức tốt cơng tác thu hồi nợ, tránh lãng phí.

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Khi chu kỳ SXKD của DN mà ngắn thì việc quay vịng vốn của DN sẽ nhanh hơn, DN nhanh chóng thu hồi vốn để đáp ứng cho chu kỳ hoạt động tiếp theo. Ngược lại, nếu chu kỳ hoạt động kinh doanh của DN kéo dài thì vốn của DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm đồng thời sẽ gây khó khăn cho DN trong việc thanh tốn các khoản nợ đến hạn. - Trình độ tay nghề của người lao động: Trình độ người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm... từ đó tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN và lợi nhuận của DN.

- Cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh

nghiệp: Đây là nhân tố tác động đến thái độ và ý thức làm việc của người lao

động. Một khi DN có cơ chế khuyến khích vật chất, trách nhiệm cao, cơng bằng thì thúc đẩy người lao động nâng cao ý thức làm việc và thường xuyên có những cống hiến cho DN trong cơng việc. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DN.

- Chi phí sử dụng vốn: Để tiến hành hoạt động SXKDDN cần phải huy động vốn từ các nguồn khác nhau và phải bỏ chi phí sử dụng vốn nhất định. Chi phí này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên VCSH. Như vậy khi sử dụng vốn DN cũng cần xem xét chi phí mà DN phải bỏ ra cho việc huy động này từ đó có biện pháp sử dụng vốn cho hợp lý.

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì việc tổ chức quản lý và sử dụng VKD một cách có hiệu quả trở thành vấn đề quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Để VKD ln phát huy hết vai trị của nó trong q trình ln chuyển, địi hỏi doanh nghiệp phải có những chính

sách đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kịnh doanh. Tùy vào từng điều kiện cụ thể về tình hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp áp dụng cho mình những biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV IN TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH MTV IN tài chính (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)