I. Thực trạng của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001–
b. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tới đầu tư FDI vào Việt Nam:
Theo các báo cáo đầu tư FDI của UNCTAD, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã khiến dịng vốn FDI đi vào các nước trên tòan cầu giảm 14% từ 1979 tỷ USD (FDI inflow) vào năm 2007 xuống còn 1697 tỷ USD vào năm 2008. Tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 2009 , theo khảo sát với 96 quốc gia vào quý I năm 2009, dòng vốn FDI đổ vào giảm xuống dưới 44% so với cùng kỳ năm 2008. Sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế này lên FDI có sự khác biệt giữa ba nhóm nền kinh tế: tại các nước phát triển, nơi bắt đầu và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng thì dịng vốn FDI đi vào giảm mạnh, trong khi tăng tại các nước đang phát triển và các nước thuộc Trung và Đông Âu.
Đối với Việt Nam, bước vào năm 2008, những diễn biến khơng thuận của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến khả năng phát triển của đất nước. Tuy vậy, trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng số dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam cả năm 2008 là 1.171 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007. Số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng thêm 3,74 tỷ USD. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI năm 2008 đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2007. Con số kỷ lục thu hút nguồn vốn FDI năm nay khơng phải tự nhiên có, mà đã bắt nguồn từ 3 năm trước, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngồi vào mơi trường kinh doanh của Việt Nam. Vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đạt mức kỷ lục với con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Trong năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng- bất động sản, có 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD; lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD. Số còn lại thuộc lĩnh vực nơng-lâm-ngư nghiệp. Đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD. Đài Loan đứng thứ hai với 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD. Singapore đứng thứ tư với 101 dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỷ USD. Trừ 8 dự án thăm dị, khai thác dầu khí (chiếm 17,5% tổng vốn đăng ký), tỉnh Ninh Thuận đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD, Bà Rịa -Vũng Tàu đứng thứ hai với 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ USD. Đáng chú ý là quy mơ dự án đã tăng lên, bình quân 51,47 triệu USD/dự án, cao hơn rất nhiều so với thời gian trước.
Những dự án đầu tư khổng lồ:
9,8 tỷ USD, đã được báo chí dành cho sự quan tâm khá đặc biệt. Bởi, số vốn đăng ký của riêng dự án này đã gần bằng tổng số vốn đăng ký của cả năm 2006 (trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ một nửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD).
Nhưng Thép Cà Ná khơng phải là cá biệt. Trong vịng một năm qua, rất nhiều siêu dự án FDI quy mô vốn hàng tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam, khiến cho tổng số vốn đăng ký tăng cao kỷ lục.
Với nhiều dự án quy mô vốn đặc biệt lớn, FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tại Việt Nam năm 2008, tính đến 19/12, đã đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007, và gấp hơn hai lần so với con số của hai năm 2006 và 2007 cộng lại.
Trái ngược với năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam cả năm 2009 đạt 21,48 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD. Đây là mức suy giảm khá mạnh và chỉ bằng 30% so với năm 2008.Theo “bảng xếp hạng” dự án của Cục Đầu tư nước ngồi thì dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm số vốn lớn nhất, với 8,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản vẫn là lĩnh vực thu hút được lượng vốn FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam trong năm 2009 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiêu biểu có các dự án lớn như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam. Các dự án này có tổng vốn đăng ký lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo có quy mơ vốn đăng ký lớn thứ 3 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký. Trong tổng số 43 nước và vùng lãnh thổ đầu từ vào Việt Nam, năm nay, Hoa Kỳ là nước đầu tư lớn nhất, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, kế đến là Cayman Islands, Samoa, Hàn Quốc. Cũng như năm ngoái, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất, tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên.
Về tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT), theo các báo cáo nhận được đến 15/12/2009, trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008