I. Thực trạng của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001–
4. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay:
Dù có những khó khăn xuất phát từ bất ổn nội tại của nền kinh tế nhưng nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, Việt Nam vẫn đạt được kế hoạch thu hút FDI đề ra, bình quân trên dưới 20 tỷ USD/năm, vốn giải ngân cũng khá ổn định và có tăng trưởng tốt.
Tính đến ngày 20/03/2017, cả nước có 23.071 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 300,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngồi ước tính đạt 158,45 tỷ USD, bằng 49,3% tổng vốn đăng ký cịn hiệu lực. Các nhà đầu tư nước ngồi đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 175,57 tỷ USD, chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,58 tỷ USD (chiếm 17,48% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 12,9 tỷ USD (chiếm 4,29% tổng vốn đầu tư). Tính đến tháng 3/2017 đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54 tỷ USD (chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng
thứ hai với 42,49 tỷ USD (chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.
FDI những năm gần đây vẫntập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng, phù hợp với mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể,trong năm 2013, công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút 557 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 16,078 tỷ USD, chiếm 77,2% tổng vốn đăng ký và đến năm 2016, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được thu hút, cấp phép nhiều nhất với trên 900 dự án được cấp mới và gần 800 dự án được điều chỉnh tăng vốn, mở rộng sản xuất, chiếm trên 70% tổng vốn FDI đăng ký trong năm. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, tiếp đến là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ…
Nhìn chung, khu vực FDI vẫn đang được đánh giá là khu vực năng động và tiếp tục đóng góp quan trọng vào GDP. Thực tế dòng vốn FDI đăng ký và giải ngân tiếp tục gia tăng mạnh trong nhiều năm gần đây, và hiện đóng góp của khu vực này đã chiếm hơn 18% sản lượng (con số năm 2015), hơn 23% tổng vốn đầu tư xã hội, và khoảng 70% giá trị sản xuất công nghiệp, khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp FDI cũng đang đóng góp lớn nhất vào cán cân thương mại của nền kinh tế trong nhiều năm, giữ cho tốc độ tăng trưởng kinh tế không suy giảm mạnh. Năm 2016 khu vực này tạo được thặng dư thương mại 23,7 tỷ USD (so với 17,1 tỷ USD năm 2015); trong khi khu vực trong nước nhập siêu 21,1 tỷ USD (so với 20,3 tỷ USD năm 2015).Về vấn đề thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam trong thời gian qua, nhờ vào các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và lợi thế cạnh tranh về giá nhân công, gần cảng biển lớn, Việt Nam tiếp tục trở thành công xưởng của khu vực, khi các doanh nghiệp FDI liên tục chuyển dịch nhà máy từ các nước trong khu vực sang Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu đi toàn thế giới.