Theo nước đầu tư

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) xu hướng vận động của FDI vào việt nam giai đoạn từ năm 2001 đến nay (Trang 25 - 26)

I. Thực trạng của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001–

3. Theo nước đầu tư

Như vậy, FDI của Mỹ đầu tư vào TP HCM năm 2003 có giảm đi cả về số dự án lẫn vốn đầu tư, và so với các dự án trong các tỉnh cịn lại, quy mơ dự án FDI của Mỹ vào TP HCM khá nhỏ. Sau thời kỳ đầu vào VN thơng qua thăm dị từ TP HCM, các nhà đầu tư Mỹ đã tìm thấy ở các địa phương khác sự thuận lợi hơn về quỹ đất đai, về thủ tục đầu tư, cũng như những ưu đãi lớn hơn trong đầu tư.

Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng của nước ta, kể từ những năm đầu đổi mới, đã có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và chú trọng đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp của đất nước. Đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản tính đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký là 4,47 tỷ USD. Trong 62 vùng lãnh thổ có các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng lại đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào hoạt động (3,7 tỷ USD). Tuy nhiên, đến cuối năm 2003, Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ 5 trong các lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam, với số vốn là 78 triệu USD, giảm 35% cùng kỳ năm 2002. Đứng trước tình hình trên, hai nước đã quyết định ký kết vào Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11 năm 2003 và vào tháng 12 năm 2003 tiếp tục thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Từ đây đã tạo đà cho quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai bên và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp, số vốn đầu tư đã tăng lên với nhiều dự án hơn so với năm 2003.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) xu hướng vận động của FDI vào việt nam giai đoạn từ năm 2001 đến nay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)