CHƯƠNG 2 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TPP
4.1. Vấn đề thứ 1: Thương mại và đa dạng sinh học
Một trong những giải pháp hiệu quả được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và đã cho thấy hiệu quả đáng kể đó là thực hiện việc “Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments
for Ecosystems Services – PES)” hay cịn gọi là chi trả dịch vụ mơi trường là công cụ
kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Tại các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, khái niệm chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) đã được tổ chức và nghiên cứu sớm nhất. Hiện nay, cơ chế PES được áp dụng thành công và hiệu quả, tạo cơ chế quản lý bền vững các tài nguyên thiên nhiên. Cơ chế này cũng tạo ra một nguồn ngân sách cho việc đầu tư phục hồi và duy trì bền vững các giá trị hệ sinh thái.
Tại Việt Nam năm 2008, Quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm chương trình “Chi trả dịch vụ hệ sinh thái” tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Năm 2010, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP tiếp tục được ban hành nhằm triển khai Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng trên phạm vi tồn quốc từ 1/1/2011. Sau 5 năm được thực hiện ở Việt Nam, PES đã cho thấy tĩnh hữu dụng của nó trong cơng tác bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, Chính phủ, cụ thể là các bộ ngành liên quan cần đẩy mạnh các chương trình tồn diện và rộng lớn nghiên cứu các vấn đề thực tế bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nhiều tổ chức khoa học và kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp trong cả nước; phát động một chiến dịch truyền thông quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học.