Vấn đề thứ 4: Bảo tồn môi trường

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với việt nam (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 2 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TPP

4.4.Vấn đề thứ 4: Bảo tồn môi trường

Giải pháp đối với nhà nước:

Gia nhập TPP giúp nước ta có điều kiện hợp tác chung tay cùng các quốc gia khác đấu tranh chống lại nạn buôn bán và động thực vật hoang dã bất hợp pháp.Vì vậy, Nhà nước nên từng bước thực hiện các chính sách tăng cường bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nhiên thiên nhiên, không làm biến dạng, sai lệch trong thương mại hợp pháp động thực vật hoang dã. Qua đó chúng ta có thể nâng cao giá trị kinh tế và mơi trường của các tài nguyên thiên nhiên.

Thực hiện các biện pháp để có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên động thực vật một cách hợp lí theo cam kết trong TPP là khơng đe dọa sự tồn tại của lồi đó bằng cách thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động

thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).

Tận dụng cơ hội trao đổi thông tin và kinh nghiệm với các quốc gia phát triển về các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến chống cất trữ trái phép, và buôn bán trái phép thực vật hoang dã.

Tiếp tục duy trì các biện pháp thích hợp cho phép hành động để ngăn cấm việc bn bán, trung chuyển hoặc giao dịch các lồi động vật và thực vật trên lãnh thổ. Các biện

pháp đó phải bao gồm biện pháp trừng phạt hoặc hình phạt ở mức có thể hoạt động như một hành động răn đe đối với thương mại, trung chuyển, giao dịch các mặt hàng này. Điều chỉnh các điều luật và chính sách để thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật và thông tin chia sẻ với các quốc gia khác nhằm chống lại cất trữ trái phép hoặc buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã, Nhà nước cần xác định cơ hội phù hợp với pháp luật trong nước và phù hợp với điều ước quốc tế áp dụng, để tăng cường pháp luật hợp tác thực thi và chia sẻ, ví dụ bằng cách tạo ra thơng tin và tham gia vào mạng lưới thực thi pháp luật.

Giải pháp với doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp cần nhận ra tầm quan trọng của môi trường của tài nguyên thiên nhiên, vì các thành phần mơi trường, đặc biệt là các nguồn tài nguyên, là một trong những điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nguồn tài nguyên đó là nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất. Tùy vào nguồn tài nguyên ở từng vùng mà ở đó sẽ phát triển những hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn như ở Quảng Ninh, ngành công nghiệp khai thác than phát triển bởi đây là nơi có nhiều mỏ than với trữ lượng lớn…Bảo vệ mơi trường cũng là mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược khai thác tài nguyên thiên nhiên theo các quy định của Nhà nước, để khai thác chúng một cách hợp lí mà khơng đe dọa đến sự tồn tại của động thực vật hoang dã và không làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với việt nam (Trang 31 - 32)