Vấn đề thứ 6: Khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với việt nam (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TPP

4.6. Vấn đề thứ 6: Khai thác thủy sản

Giải pháp đối với Nhà nước:

Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, ni trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm.

Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển thủy sản. Bố trí, sắp xếp lại dân cư và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa làng cá là yêu cầu quan trọng trong q trình xây dựng nơng thôn mới.

Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản bền vững.

Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý mơi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ mơi trường để giảm thiểu tình trạng xả thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Giải pháp đối với doanh nghiệp:

Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với mơi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong q trình sản xuất của ngành thủy sản.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm các quy định của Luật Bảo vệ mơi trường.

Duy trì, giữ vững diện tích các vùng ni thủy sản hữu cơ (ni sinh thái). Tự có ý thức bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng ngập mặn hiện có.

Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác hải sản theo mùa vụ. Nghiêm cấm khai thác các đối tượng đang trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các công cụ khai thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản.

TIỂU KẾT:

Tác động tổng thể của TPP đối với nền kinh tế Việt Nam có thể rất tích cực, song khơng có nghĩa đúng với mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Việt Nam phải mở cửa mạnh hơn và do vậy cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và những doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản.

Các vấn đề xã hội nảy sinh. Giảm thiểu phí tổn điều chỉnh và những rủi ro xã hội trong q trình hội nhập nói chung và thực hiện TPP nói riêng cũng là bài tốn Việt Nam cần thực sự quan tâm giải quyết. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực thi các chương trình mục tiêu cụ thể và hồn thiện dần hệ thống an sinh xã hội chính thức… là những giải pháp cần tiếp tục triển khai.

KẾT LUẬN

TPP là cơ hội lớn để phát triển kinh tế, thương mại cho mọi quốc gia thành viên nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, TPP cũng đem đến cho Việt Nam khơng ít các thách thức. Một trong số đó chính là việc chúng ta cần phải vượt qua được các quy định chặt chẽ về môi trường trong TPP. Muốn làm được điều đó, Việt Nam cần phải tìm hiểu kĩ lưỡng về TPP, về thực trạng mơi trường ở Việt Nam để từ đó có biện pháp khắc phục những yếu điểm, phát huy ưu điểm, tự tạo ra lợi thế cho mình.

Việt Nam khi gia nhập TPP sẽ là một chặng đường dài rộng mà chính chúng ta phải tìm tịi, nghiên cứu bởi mơi trường, lao động hay sở hữu trí tuệ,... là những thách thức, nhưng nó cũng chính là những bài học quý giá mà Việt Nam có thể tích luỹ để thay đổi mình theo hướng tích cực hơn. Câu chuyện về một Việt Nam đã - đang - và sẽ nỗ lực từng ngày để học hỏi và hoàn thiện bản thân, vươn xa hơn trên trường quốc tế sẽ là một câu chuyện dài, nhưng hi vọng rằng câu chuyện ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp như những gì chúng ta mong đợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Xuân Lưu – Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

2. T.S Bùi Thị Lý ( chủ biên )- Giáo trình Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Nhà xuất bản Giáo Dục.

3. en.wikipedia.org, Trans-Pacific Partnership

http://en.wikipedia.org/wiki/Trans-Pacific_Partnership

4. www.trungtamwto.vn, 21/01/2014, Wikileaks tiết lộ dự thảo chương Môi trường

trong TPP do Canada đề xuất

http://www.trungtamwto.vn/tpp/wikileaks-tiet-lo-du-thao-chuong-moi-truong- trong-tpp-do-canada-de-xuat

5. www.brookings.edu, 25/9/2013, The Trans-Pacific Partnership Agreement, the

Environment and Climate Change, http:// /research/papers/2013/09/trans-

pacific-partnership-meltzer

6. newsjunkiepost.com, 15/1/2014, TPP: Corporate Greed Would Win, the

Environment Would Lose

http://newsjunkiepost.com/2014/01/15/tpp-corporate-greed-would-win-the- environment-would-lose/

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)