Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) trần nợ công và phương pháp xây dựng trần nợ công (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Tác giả nhận thấy rằng việc kiểm soát nợ tối ưu bao hàm đề xuất sau về chính sách nợ: nếu tại bất kỳ thời điểm nào,tỷ lệ nợ thực tế của một quốc gia nằm dướ imức tối đa của trần nợ chính phủ của ngân sách nhà nước, thì can thiệp tài chính khơng phải là cần thiết; nếu tỷ lệ nợ bằng b, thì cần phải kiểm sốt để ngăn chặn tỷ lệ nợ lớn hơn b; nếu tỷ lệ nợ ban đầu cao hơn trần nợ của chính phủ b, thì chính phủ nên can thiệp để đưa tỷ lệ nợ lên mức b, và sau đó tiếp tục như mơ tả ở trên. Nhìn chung, kiểm sốt tỷ lệ nợ của chính phủ vẫn tồn tại trong khoảng [0, b] tất cả các thời gian (ngoại trừ cólẽ tại thời điểm t = 0). Cơng việc này làm sáng tỏ mối liên hệ giữa trần nợ chính phủ tối ưu và các biến số tài chính vĩ mơ chính. Tác giả đã tìm thấy, trong số các kết quả khác, tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hoặc biến động nợ, tăng trần nợ tối ưu của chính phủ. Ngược lại, khi lãi suất cho vay nợ hoặc tầm quan trọng của nợ tăng, trần nợ của chính phủ sẽgiảm.

Trong bài nghiên cứu tác giả phân tích các điểm khác biệt trong thống kê về nợ công của Việt Nam so với thông lệ quốc tế. Về cơ bản, cách tiếp cận của Việt Nam bỏ qua rủi ro phát sinh từ các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nằm ngồi Chính phủ và các quỹ bảo hiểm xã hội. Tác giả cho rằng cần thiết phải đồng bộ hóa chuẩn mực thống kê về nợ cơng của Việt Nam so với thế giới để giúp kiểm sốt tốt hơn những rủi ro nợ cơng. Do tỷ lệ lớn nợ công được huy động bằng nguồn trong nước, rủi ro xảy ra khủng hoảng thanh toán nợ ở Việt Nam về lý thuyết là không lớn.

Tuy nhiên mặt khác, nợ công trong nước cũng đang gây những tác động tiêu cực đến nền kinh tế như làm tăng mặt bằng lãi suất, ảnh hưởng đến đầu tư khu vực tư nhân, và tạo ra áp lực lạm phát trong trung hạn. Tuy nhiên quan trọng hơn, tác giả cho rằng tác động tiêu cực của nợ công cần được hiểu về bản chất như là rủi ro tích lũy của chính sách tài khóa lỏng lẻo và chi tiêu đầu tư công thiếu hiệu quả. Mức trần nợ công cần được xem xét dưới giác độ một ràng buộc cứng để cải thiện hiệu quả của chính sách tài khóa, bên cạnh ý nghĩa là ngưỡng an toàn để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ cơng có thể xảy ra trong tương lai. Vì lý do đó, việc duy trì mức trần nợ cơng cố định có ý nghĩa thiết yếu trong kiểm sốt các rủi ro vĩ mơ trong trung hạn. Thay vì nới rộng trần nợ công, cần thực hiện các biện pháp cứng rắn để đưa và duy trì nợ cơng ở ngưỡng cho phép.

Về tính tốn các chỉ tiêu an tồn về nợ cơng, do các chỉ tiêu về nợ trên GDP phụ thuộc nhiều vào thống kê về GDP dẫn đến những khó khăn trong cơng tác đánh giá, cần tăng cường tính cơng khai và cập nhật của các chỉ tiêu nợ cơng tính tốn dựa trên tổng thu ngân sách, dự trữ ngoại hối. Đồng thời, nên xem xét tính tốn nợ hiện tại theo GDP của năm trước đó như kinh nghiệm của Hungary, thể hiện trong Luật Hiến Pháp/Cơ sở của nước này năm 2012, tránh sự bất định mà ước tính thống kê về GDP của năm hiện tại mang lại, từ đó tăng tính chính xác của chỉ tiêu nợ cơng, đồng thời giảm động cơ chạy theo tăng trưởng của Chính phủ.

Hơn nữa, cần đặt ra giới hạn hay mức trần nợ cơng hợp lý, có giải trình rõ ràng về nguyên tắc, tiêu chí và phương pháp tính toán dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế như đã phân tích, nhằm tăng cường kỷ luật tài chính và đảm bảo tính bền vững của nợ công.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) trần nợ công và phương pháp xây dựng trần nợ công (Trang 45 - 47)