CHƯƠNG 4 : Thực trạng thu hút FDI vào dịch vụ bán lẻ của Việt Nam
4.3 Cơ cấu lĩnh vực đầu tư
Cách đây 11 năm, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Đây cũng chính là mốc thời gian đánh dấu sự có mặt của các nhà phân phối nước ngồi. Giai đoạn đầu, nhà phân phối nước ngồi được thực hiện hoạt động phân phối dưới hình thức bắt buộc là liên doanh (góp 49% vốn) với đối tác Việt Nam.
Tuy nhiên, sau đó một năm (1/1/2008), các doanh nghiệp ngoại khơng bị hạn chế về tỉ lệ vốn góp (có thể lên tới 99,99%). Và cũng chỉ một năm sau, (1/1/2009), thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở hồn tồn khi nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ. Với sự mở cửa này, vài năm trở lại đây, các nhà bán lẻ nước ngồi đã tích cực đổ bộ vào Việt Nam. Trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng khi có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ người dân đến các trung tâm thương mại ngày càng nhiều.
Với tốc độ tăng trưởng gần 12%/năm, quy mơ có thể lên tới gần 180 tỉ USD vào năm 2020, ngành bán lẻ Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Theo nghiên cứu của hãng tư vấn A.T. Kearney cho thấy năm 2017, Việt Nam xếp vị trí thứ 6 trong Chỉ số Phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI), trở thành 1 trong 6 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngồi ngày càng gia tăng.
Theo đó, DN ngoại vào Việt Nam bằng nhiều con đường như mua bán, sáp nhập, liên kết với DN nội để hình thành chuỗi bán lẻ cho mình. Khơng chỉ vậy, hàng hóa Thái, Nhật, Hàn Quốc… cũng đổ bộ vào Việt Nam theo con đường “bán lẻ” nhờ giảm thuế theo cam kết của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia. Những thương hiệu đình đám về bán lẻ từ Thái Lan (Central Group, TCC Holdings), Hàn Quốc (Lotte, FamilyMart), Nhật Bản (AEON, 7-Eleven)… đến thời điểm này khơng cịn xa lạ đối với người dân Việt Nam ở các đô thị lớn.
Theo báo cáo về tình hình thương mại trong nước của Bộ Cơng Thương, các doanh nghiệp FDI chiếm 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi; khoảng 17% thị phần qua trung tâm thương mại, siêu thị; 15% thị phần qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần qua các hình thức bán hàng trực tuyến, truyền hình, điện thoại…
Cửa hàng tiện lợi Trung tâm thương mại Siêu thị mini Bán hàng trực tuyến 0 10 20 30 40 50 60 70 80 70 17 15 50 Thị phần FDI qua các hình thức bán lẻ (%)
Nguồn: Bộ Công Thương
https://news.zing.vn/doanh-nghiep-fdi-chiem-70-thi-phan-ban-le-cua-hang-tien-loi- post711935.html
Theo nghiên cứu của Nielsen, đến năm 2018, tỉ lệ người tiêu dùng sử dụng cửa hàng tiện lợi gia tăng (5% lên 11%), trong khi tỉ lệ người tiêu dùng của kênh bán lẻ truyền
thống, cụ thể là hình thức cửa hàng tạp hóa truyền thống, giảm đáng kể (81% xuống 64%). Trung tâm WTO và hội nhập cho biết, trong số 12 mơ hình bán lẻ thơng dụng hiện nay, doanh nghiệp đặt kỳ vọng nhiều nhất vào các mơ hình bán lẻ hiện đại (gần 94% doanh nghiệp cho rằng bán lẻ online có triển vọng, 91% với mơ hình siêu thị tổng hợp, 88% cho trung tâm mua sắm, 83% cho các siêu thị chuyên doanh, 79% cho các cửa hàng tiện ích). Một số mơ hình bán lẻ hiện đại mới du nhập vào Việt Nam trong một vài năm gần đây, tuy chưa thực sự phổ biến nhưng cũng được các doanh nghiệp đánh giá triển vọng khá cao (ví dụ 71% đánh giá bán lẻ qua truyền hình là có triển vọng, 46% cho hình thức bán lẻ qua catalogue, điện thoại, thư...).
Bán lẻ đa kênh Bán lẻ qua
catalog, thư Bán lẻ qua truyền hình Bán lẻ
online Bán rong Chợ truyền thống Cửa hàng tiện ích Cửa hàng chuyên doanh Cửa hàng tạp hóa Siêu thị chuyên doanh Siêu thị tổng hợp Trung tâm mua sắm 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 55.36 45.76 70.69 93.94 14.75 46.88 79.17 74.63 55.26 83.54 91.01 88.17
Xu hướng phát triển của các mơ hình bán lẻ trong 3-5 năm tới
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập 26
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thi-truong-ban-le-viet-nam-sau-10-nam-gia- nhap-wto-va-vien-canh-tuong-lai-131493.html
Ở thời điểm hiện tại, bán lẻ truyền thống vẫn chiếm phần lớn thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo tạp chí bán lẻ Việt Nam, 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng là tính có sẵn của hàng hóa (62%), chất lượng hàng hóa (57%), địa điểm (57%), dịch vụ chăm sóc khách hàng (51%) và phân loại hàng hóa (51%). Như vậy, bán lẻ truyền thống (chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa) vẫn chiếm ưu thế về giá cả, nguồn hàng thực phẩm tươi và sẵn có, phân loại hàng hóa đa dạng. Tuy nhiên, theo Nielsen Việt Nam, sau hình thức bán lẻ truyền thống, thì hình thức bán lẻ hiện đại ngày càng đóng vai trị quan trọng trong tiêu dùng Việt Nam. Có 34% người mua sắm ở các siêu thị lớn, 29% tại các siêu thị một cách thường xuyên, có 22% người mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi và con số này ngày một tăng. Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nội địa vẫn kỳ vọng rất cao về sự phát triển trong tương lai nhờ những lợi thế “sân nhà”.
Trung tâm WTO và Hội nhập đánh giá về mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa với FDI:
Trung tâm
mua sắm Siêu thị tổng hợp Siêu thị chuyên doanh
Cửa hàng
tạp hóa Cửa hàng chuyên doanh
Cửa hàng
tiện ích Chợ truyền thống Bán lẻ trực tuyến 0 10 20 30 40 50 60 70 80 35 38 41 62 56 51 73 51 12 6 2 6 5 8 1 10
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa với FDI (%)
Doanh nghiệp nội địa có năng lực cao trong cạnh tranh với FDI
Doanh nghiệp nội địa bất lợi trong cạnh tranh với FDI Nguồn : Trung tâm WTO và Hội nhập
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai-phap-ho-tro-nganh-ban-le-viet-nam-hoi- nhap-hieu-qua-115765.html