Cơ hội, thách thức

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ của việt nam giai đoạn 2008 2018 (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 4 : Thực trạng thu hút FDI vào dịch vụ bán lẻ của Việt Nam

4.5 Cơ hội, thách thức

4.5.1 Cơ hội

Là một trong những thị trường bán lẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực, từ rất sớm Việt Nam đã thu hút khá nhiều thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới. Chẳng hạn như Big C với hệ thống 35 siêu thị ở nhiều tỉnh - thành. MM Mega Market có chuỗi 19 trung tâm bán lẻ, Lotte Mart có 13 siêu thị và đại siêu thị. Thương hiệu Aeon của Nhật Bản đến sau cũng đã có 4 siêu thị và đang tiếp tục mở rộng.

Khơng chỉ phủ rộng ở phân khúc siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, các "đại gia" bán lẻ nước ngồi cịn phát triển mạnh mơ hình cửa hàng tiện lợi. Chỉ riêng ở khu vực TP.HCM, thống kê của cơ quan quản lý cho thấy, có đến 1.000 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini của các thương hiệu Family Mart, Bs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go đang dần thay thế loại hình tiệm tạp hóa truyền thống.

Kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam của những thương hiệu này, như Family Mart sẽ mở 1.000 cửa hàng đến năm 2020, 7-Eleven sẽ mở 1.000 cửa hàng sau 10 năm (đến năm 2027) khiến doanh nghiệp trong nước lo lắng. Theo khảo sát người tiêu dùng của Savills TP.HCM, năm 2017 tỷ lệ người tiêu dùng thích đến các cửa hàng tiện lợi là 17%, cao hơn nhiều so với mức 4% vào năm 2015.

So với các nước trong khu vực, mật độ bán lẻ ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp và là cơ hội cho các nhà bán lẻ nắm bắt hành vi người tiêu dùng cũng như xác định thị trường mục tiêu. Ngành bán lẻ Việt Nam còn được đánh giá là khá tiềm năng để các nhà bán lẻ tăng tốc đầu tư và kinh doanh. Thị trường Việt Nam đang có nhiều thuận lợi như kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng, mức sống được cải thiện, dân số tăng đều, trong đó dân số trẻ cao.

Ngành bán lẻ hiện đại đang tăng dần sức ảnh hưởng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển. Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước

ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam bằng nhiều mơ hình và đang nỗ lực phát triển chuỗi.

4.5.2 Thách thức

Nhưng cũng chính sự tham gia của nhiều thương hiệu nước ngồi đã tạo mơi trường cạnh tranh khốc liệt bởi tập trung ngày càng cao số lượng cửa hàng trong một khu vực, thậm chí một khu phố, loại hình sản phẩm giới hạn, chi phí th mặt bằng cao. Thế mạnh của những thương hiệu ngoại là nền tảng tài chính mạnh cùng kinh nghiệm phát triển ở nhiều nước, đó là chưa kể sau thời gian có mặt, nhà đầu tư ngoại đã bắt đầu thông thuộc thị trường và am hiểu người tiêu dùng Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel Việt Nam, hiện tại chuỗi bán lẻ nội chiếm 75% thị phần và chuỗi ngoại chiếm 27% thị phần. Tuy nhiên, doanh nghiệp nội chỉ chiếm lĩnh mơ hình siêu thị và siêu thị mini, cịn với mơ hình đại siêu thị, nhà bán lẻ ngoại chiếm đến 92%. Phân khúc cửa hàng tiện lợi cũng đang thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài với 80% thị phần.

Thị trường bán lẻ Việt Nam cạnh tranh vào loại nhất thế giới. Hiện nay, hầu hết các tập đồn bán lẻ lớn thế giới đã có mặt tại Việt Nam, và khi thâm nhập thị trường đều có sự hậu thuẫn từ các nhà cung cấp, trong đó có dịch vụ ngân hàng, tài chính, luật.

Với tầm nhìn dài hạn, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận, thậm chí là chịu lỗ trong thời gian đầu để cùng nhà bán lẻ giành lấy thị trường Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đa phần là doanh nghiệp nhỏ nên thường "phải đi một mình".

Tuy như vậy, riêng nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thị phần của các nhà bán lẻ nội (tính đến quý III/2018) chiếm đến 73%, trong khi chuỗi bán hàng ngoại chỉ 27%. Xét ở 4 thị trường chính mà các nhà bán lẻ ngoại chọn kinh doanh nhiều (gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ), thị phần các nhà bán lẻ ngoại chỉ tăng khoảng 32% trong khi chuỗi bán lẻ nội đạt 68%.

Hiện chuỗi bán lẻ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 16% trong khi các nhà bán lẻ hiện đại trong nước chiếm 84%. Như vậy, kênh bán hàng của doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm đến 3/4 thị phần bán lẻ hiện nay.

KẾT LUẬN

Xét về mặt lý thuyết lẫn thực tế, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển đúng hướng và những tác động trong việc mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẽ là hồn tồn có thể nhận thấyđược. Nếu trước khi các doanh nghiệp đầu tư thì lịch vực phân phối nước ta hồn tồn mang tính chất tự phát, truyền thống thì trong những năm qua đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tiên tiến và hiện đại hơn. Đang chiếm tới hơn 90% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, các doanh nghiệp bán lẻ ờ Việt Nam trở thành một nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và hội nhập. Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam là nhiều vô kể, cạnh tranh trên thị trường bán lẻ trở nên gay gắt. Nếu khơng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng tốt nguồn vốn đầu tư FDI thì nguy cơ các doanh nghiệp nước ngoài thao túng thị trường nước ta là hồn tồn có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội để sàng lọc loại bỏ các doanh nghiệp có tư duy “ăn xổi” và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ điều này. Để có thể trụ vững và phát triển, các doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu xu hướng tiêu dùng trong nước và trên thế giới nhằm định hướng phát triển cho ngành bán lẻ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới cũng như nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng. Chúng ta có thể hồn thiện các cơ chế chính sách, phát triển bền vững thị trường trong nước thì việc thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bán lẻ sẽ hỗ trợ không nhỏ đến công cục phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Dịch_vụ http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/nhuong-quyen-thuong-mai-la- gi/647.html? fbclid=IwAR2_TYCUIsvfNrUbSn2lBC8S9E_TfouzC5BOyEzcg7mrWhCgbswaM s1nia4 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thi-truong-ban-le-viet-nam-sau-10- nam-gia-nhap-wto-va-vien-canh-tuong-lai-131493.html https://doanhnhansaigon.vn/chuyen-lam-an/nganh-ban-le-viet-nam-nhieu-co-hoi- lam-thach-thuc-1088991.html https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ của việt nam giai đoạn 2008 2018 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)