So sánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ của việt nam giai đoạn 2008 2018 (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 4 : Thực trạng thu hút FDI vào dịch vụ bán lẻ của Việt Nam

4.4 So sánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và

các doanh nghiệp FDI

Theo xếp hạng về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) do Tập đoàn tư vấn thị trường AT Kearney (Mỹ) công bố hàng năm, Việt Nam vẫn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư nước ngồi.

Nếu như khoảng cuối năm 2014, cả nước chỉ có vỏn vẹn vài trăm cửa hàng tiện lợi, thì đến hết quý I năm 2018, theo số liệu của Bộ Công thương, con số này đã tăng đến 1.600. Kế hoạch thâm nhập thị trường và mở rộng thị phần nhanh chóng của những thương hiệu lớn trên thế giới như 7-Eleven (Nhật Bản), GS25 (Hàn Quốc),… tại Việt Nam báo hiệu một cuộc cạnh tranh mới, khốc liệt và nóng bỏng hơn trong việc giành giật thị phần trên thị trường bán lẻ. Hiện nay chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart+ (Vingroup) đang chiếm ưu thế với khoảng 1200 cửa hàng trên cả nước; kế tiếp là Circle K (Mỹ), vào Việt Nam năm 2008 hiện có 266 cửa hàng; Saigon Co.op cũng đã có hơn 230 cửa hàng Co.opfood bên cạnh 71 cửa hàng Co.opsmile; B’s Mart 166 cửa hàng; Family Mart gần 150 cửa hàng,… Mặc dù thị trường bán lẻ rất tiềm năng nhưng hiện tại các DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi hạn chế về nguồn lực, kỹ năng kinh doanh, hệ thống quản trị. Trong khi đó, những nhà đầu tư nước ngoài, với kế hoạch bài bản, đầu tư nhanh chóng, quyết liệt dưới nhiều hình thức đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường này với 53% thị phần.Dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor (Anh), đến năm 2020, nhà bán lẻ nước ngoài sẽ chiếm lĩnh khoảng 68,3% thị phần bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.

Hiện nay các doanh nghiệp FDI đổ bộ ồ ạt vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Các doanh nghiệp nội với nguồn tài chính yếu hơn nhanh chóng bị áp đảo. Chưa kể đó là nguồn hàng đa dạng, kinh nghiệm quản lý và những ưu đãi của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp ngoại trong việc tiếp cận mặt bằng càng làm cho doanh nghiệp trong nước yếu thế hơn trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ.

Trong bối cảnh đó, nếu khơng nhanh chóng có giải pháp, những cải tiến trong kinh doanh, các doanh nghiệp nội khó có thể cạnh tranh và thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ ngày ngày bị lấn át bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ của việt nam giai đoạn 2008 2018 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)