CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH CASE STUDY VÀ BÀI HỌC
3.1 Tranh chấp về trả hàng khi chưa giao vận đơn gốc
3.1.5 Lập luận của nhóm
3.1.5.1. Vấn đề về hợp đồng ký kết giữa hai bên
Lập luận của TK về nội dung hợp đồng mà SH kí với EPE là đúng: hợp đồng quá lỏng lẻo, sơ sài và không qui đinh chi tiết, đầy đủ các điều khoản cần thiết như đã phân tích ở trên. Vì đây thể hiện quyền lợi của phía SH, mà SH sơ suất trong nhiều mặt dẫn đến phải gánh chịu hậu quả.
- EPE là cơng ty ma vì theo website đăng ký doanh nghiệp của Chính phủ
Australia www.abr.business.gov.au, khơng có cơng ty nào có tên là EPE với mã số ABN2912062554-NSW 2020)Việc SH khơng tìm hiểu kĩ đối tác của mình hay việc
Tonkin nhận ủy thác từ một cơng ty ma thì đều như nhau, cả 2 bên Tonkin và SH đều không biết cho đến lúc tranh chấp xảy ra nên đây là lỗi của cả 2 phía.
- Hợp đồng mua bán khơng qui định khi nào quyền sở hữu lô hàng được chuyển từ người bán sang người mua.
Theo Điều 62 - Luật thương mại 2005 “Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá Trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.”
3.1.5.2 Vấn đề chọn Luật áp dụng
Theo luật thương mại Việt Nam 2005 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.
Điều 2. Luật hàng hải Việt Nam 2015 về Đối tượng áp dụng
Bộ luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
Điều 3 - BLHHVN 2015 - Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp
luật
4. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng
hố thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được trả theo hợp đồng.”
Do đó, bên cạnh luật Việt Nam, luận điểm việc sử dụng luật của Australia khi có xung đột pháp luật là đúng.
3.1.5.3 Vấn đề về vận đơn
1. Loại vận đơn Tonkin cấp cho SH:
Toà án đã căn cứ vào mặt sau, cụ thể là điều 3.1 “Vận đơn này được ký phát theo hình thức có thể chuyển nhượng được trừ trường hợp nó ghi không thể chuyển nhượng được” để phán quyết một vận đơn là đích danh hay theo lệnh, như vậy là chưa thật sự thỏa đáng. Xem xét kĩ lại tờ vận đơn:
- Trên vận đơn ta thấy rõ ô Consignor ghi rõ bên xuất khẩu là SH Bình Dương và ơ consignee chỉ đích danh là EPE Australia, khơng hề có dấu hiệu nào cho thấy đây là vận đơn theo lệnh (khơng có dấu hiệu của To order of và để trống). - Theo Điều 159 về Ký phát vận đơn, khoản 2, Mục a BLHHVN 2015 quy định:
“… vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng gọi là vận đơn đích danh”.
- Điều 162 về Chuyển nhượng vận đơn, khoản 3 BLHHVN 2015 quy định: “Vận
đơn đích danh khơng được chuyển nhượng; người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.”
- Trích từ luận điểm 4 của Tonkin: Vận đơn là đích danh hay theo lệnh, chuyển nhượng được hay khơng là do nội dung mặt trước (Box-layout Side) của vận đơn (đặc biệt là nội dung ô chữ: “Consignee”) quyết định chứ khơng phải do người vận chuyển ghi vào đó chữ “Straight” thì nó là đích danh, hay cứ ghi vào đó chữ “Negotiable” là tự nó có thể chuyển nhượng được. Một vận đơn có thể chuyển nhượng được hay khơng phải theo đúng chuẩn mực quy định của Khoản 2, Mục b và Khoản 3, Điều 159, BLHHVN 2015, chứ không phải phụ thuộc vào Điều 3.1 của vận đơn Tonkin
Như vậy, phù hợp quy định trên, có thể kết luận rằng vận đơn liên quan đến vụ tranh chấp giữa SH và TK là vận đơn đích danh khơng được chuyển nhượng bởi vận
Điều 3.1 mặt sau để khẳng định rằng thực chất vận đơn khơng phải là vận đơn đích danh mà là vận đơn theo lệnh là không đúng với quy định trên đây của BLHHVN 2015.
2. Nghĩa vụ trả hàng
Liên quan đến việc thu hồi vận đơn khi trả hàng, điều 166 Bộ luật Hàng hải VN 2015 nêu:
“Khi tàu biển đến cảng trả hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ trả hàng cho người nhận hàng hợp pháp nếu có vận đơn gốc, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng quy định tại Điều 162 của Bộ luật này. Sau khi hàng hóa đã được trả, các chứng từ vận chuyển cịn lại khơng cịn giá trị để nhận hàng.”.
(Điều 162 về Chuyển nhượng vận đơn:
“1. Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp;
2. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vơ danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vơ danh là người nhận hàng hợp pháp;
3. Vận đơn đích danh khơng được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.)
Như vậy thì lại phải thu hồi (nộp) vận đơn khi trả hàng. Tuy nhiên, Điều 3 - BLHHVN 2015 - Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
“4. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hố thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được trả theo hợp đồng.”
Trong trường hợp này, việc TK khơng u cầu EPE xuất trình vận đơn là có lý khi xét theo luật pháp Úc. Để tránh tranh chấp xảy ra, ngay từ đầu SH nên trao đổi trước với TK về loại vận đơn này để xử lý cho phù hợp với ý định của mình khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Về phía TK sau khi biết ý định sử dụng loại vận đơn này của SH thì nên trao đổi với đại lý của mình tại cảng trả hàng để chuẩn bị giải quyết những vấn đề có thể phát sinh kịp thời.
3.1.4.4. Vấn đề về xử lí hàng hóa sau khi đưa hàng vào kho ngoại quan
1. Người nhận hàng khơng đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hỗn việc nhận
hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào một nơi an tồn, thích hợp và thơng báo cho người giao hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả.
4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu khơng có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng khơng thanh tốn hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hóa mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời hạn đó.”
Từ căn cứ trên ta thấy TK có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện các biện pháp xử lí lô hàng trên. Mặt khác, lô hàng trên là quần áo cũng khơng thuộc chủng loại hàng hóa mau hỏng nên luận điểm 4 của SH chất vấn CK là chưa thuyết phục. Vì vấn đề trên nằm ngồi trách nhiệm của TK.
Điều 170 khoản 1, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 về Thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
“Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.”
3. Việc trả hàng kết thúc trong trường hợp sau đây:
a) Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho người nhận hàng; trong trường hợp người nhận hàng khơng trực tiếp nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách trả hàng theo yêu cầu của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng, pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại cảng trả hàng;
b) Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại cảng trả hàng.
Căn cứ như trên, luận điểm 3 của TK đưa ra là thuyết phục, ngày 01/3/2007, đại lý Tonkin đã đưa hàng vào kho ngoại quan của Hải quan Sydney để xử lý và đồng thời thông báo rõ vụ việc với người bán nên TK đã thực hiện theo đúng và đầy đủ trách nhiệm của người vận chuyển theo tập quán của Australia, cũng như theo luật Việt Nam.
3.1.5.5. Vấn đề về quyền sở hữu, định đoạt đối với hàng hóa
Theo một số quy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong ba nguồn luật của Việt Nam sau đây.
- Điều 238 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định:
“Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thơng qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thơng qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.”
- Điều 62 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định:
“ Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác,
quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”.
- Điều 165 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định:
“ Người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho
người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa chuyển giao quyền này cho người khác, có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan. Người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu của người gửi hàng sau khi đã thu lại tồn bộ số vận đơn đã ký phát”.
Chúng ta có thể nhận ra sự khơng đồng bộ và ăn khớp nhau hoàn toàn về vấn đề chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ quy định trong ba nguồn luật này. Điều này dẫn đến nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi phải giải quyết các tranh chấp về vấn đề này với các đối tác nước ngoài. Thêm vào đó, việc hợp đồng mua bán hàng hóa giữa SH và EPE khơng có quy định cụ thể về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về lô hàng từ người bán sang người mua nên theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự và Điều 62 Luật Thương mại Việt Nam như trích dẫn trên đây, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển giao khi giao hàng.
Theo luận điểm thứ 2 của người bán (công ty SH) cũng như được sự chấp nhận của Tòa Sơ thẩm cho rằng các chứng từ Hợp đồng mua bán, Hoá đơn thương mại, Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu của lô hàng này không thể hiện rõ điều kiện giao hàng FOB và FOB chỉ là điều kiện để tính giá lơ hàng. Theo quan điểm và sự tìm hiểu của cả nhóm, chúng tơi khơng đồng tình với luận điểm này, bởi vì Hợp đồng mua bán ghi rõ: “Giá hàng FOB thành phố Hồ Chí Minh 87.035USD” và Hố đơn thương mại cũng
ghi rõ: “Giá FOB thành phố Hồ Chí Minh 87.035 USD, đồng thời Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu lô hàng này đề ngày 18/12/2006 ở ô số 20 ghi rõ: “Điều kiện giao hàng: FOB”. Vậy nên đây là hợp đồng ngoại thương theo quy tắc FOB của Incoterms nên khi hàng đã giao xuống tàu tại cảng Việt Nam do người mua chỉ định thì mặc dù SH vẫn chưa nhận được tiền hàng theo phương thức thanh toán T/T nhưng quyền sở hữu về lô hàng coi như đã được chuyển giao cho người mua kể từ ngày giao hàng 20/12/2006.
Tương tự, trong luận điểm thứ 4 của Tonkin có đề cập đến trang 95 Australia Maritime Law cũng quy định rằng, đối với vận đơn đích danh (đã được chứng minh trong mục 4.3.1 trên đây) thì các quyền về vận đơn trong đó có quyền về sở hữu hàng hóa sẽ chuyển sang người nhận hàng đích danh có tên ghi trong đó ngay lập tức khi ký phát vận đơn. Bên cạnh đó SH cũng mất quyền định đoạt như Điều 165, BLHHVN quy định do đã chuyển giao quyền này cho bên mua là EPE kể từ ngày 20/12/2006.
Một trường hợp án lệ là phán quyết 100/DSPT ngày 7.4.2005 cả Tòa sơ thẩm và Phúc thẩm TP.HCM cũng đều xác định rằng một khi hàng đã xếp xuống tàu và vận đơn đã phát hành (nhất là vận đơn đích danh) thì ngưới bán, mặc dù còn nắm trong tay bản gốc vận đơn, khơng cịn quyền định đoạt hàng hóa nữa và do đó khơng có quyền khởi kiện người vận tải kể cả khi hư hỏng mất hàng do người vận tải gây ra vì các quyền về sở hữu hàng hóa và quyền khởi kiện đã chuyển sang người mua.
Vì vậy đối với trường hợp của SH và TK trong tranh chấp này, việc nắm giữ vận đơn đích danh của người bán là SH khơng đem lại quyền sở hữu, định đoạt đối với lô hàng cũng như khởi kiện TK sau khi đã thực hiện việc giao hàng vào ngày 20/12/2006 theo điều kiện FOB qua những luận điểm đã chứng minh trên đây.