Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luân vận tải và bảo hiểm TNT TRANH CHẤP về TRẢ HÀNG KHI CHƯA GIAO vận đơn gốc (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH CASE STUDY VÀ BÀI HỌC

3.2 Bài học kinh nghiệm:

3.2.1 Bài học liên quan đến vận đơn:

Từ vụ kiện trên, ta thấy việc sử dụng vận đơn đích danh mang lại nhiều rủi ro cho người bán trong một số trường hợp : nếu người mua khơng thanh tốn đủ tiền hàng, nhưng người bán vẫn không thể nhận lại được hàng; về vai trị việc xuất trình vận đơn gốc (quy định khác nhau ở mỗi quốc gia) khi người mua nhận hàng hóa từ người chun chở (luật Úc: khơng cần xuất trình vận đơn gốc). Để tránh tranh chấp, thì người bán nên thỏa thuận trước với bên chuyên chở và người mua về vấn đề này.

Để tránh tổn thất, người bán/người giao hàng cần khống chế/kiểm soát vận đơn để đảm bảo việc thanh tốn tiền hàng, vì:

- Đối với B/L đích danh thì tùy tập qn của các quốc gia khác nhau sẽ có quy định khác nhau về việc có cần thiết phải thu hồi B/L gốc hay không, gây rủi ro nhiều hơn cho người bán nếu người mua không nhận hàng;

- Hoặc trường hợp người bán khơng lấy vận đơn gốc mà dùng hình thức “vận đơn đã nộp” và trả hàng theo điện giao hàng, người nhận hàng chỉ nhận được lệnh giao hàng khi người giao nhận nhận được điện giao hàng).

Một rủi ro khác từ vận đơn, như B/L trong vụ kiện của chúng ta phân tích là mẫu vận đơn đa phương thức - FBL do uy tín của tổ chức FIATA nên được Phịng Thương mại quốc tế (ICC) và các ngân hàng chấp nhận khi thanh tốn bằng thư tín dụng (Letter of Credit). Và những nhà vận tải đa phương thức cấp được mẫu vận đơn này cũng thường là những NVOCC có tư cách thành viên uy tín FIATA. Tuy nhiên, một vài người kinh doanh cước vận tải freight forwarder cũng phát hành được B/L vận tải đa phương thức, vì vậy người XK/NK nên cẩn thận xem những người này có phải là thành viên của FIATA hay khơng, phịng trường hợp vận đơn đa phương thức do họ cấp ra bị từ chối thanh toán bởi ngân hàng trong trường hợp thanh tốn bằng L/C.

Vì những vấn đề rủi ro trên, người bán nên sử dụng B/L theo lệnh để đảm bảo quyền kiểm soát hàng hóa của mình nhằm tránh tranh chấp phát sinh và nên xem xét, lựa chọn những cơng ty giao nhận đảm bảo uy tín trong ng

Đặc biệt, các bên nên cập nhật kiến thức nghiệp vụ xuất nhập khẩu thường xuyên để nâng cao hiểu biết, chủ động và cẩn thận hơn khi thỏa thuận và kí kết các điều khoản về vận đơn.

3.2.2 Bài học về việc ký kết hợp đồng:

Trong vụ kiện giữa SH Bình Dương và Tonkin Hải Phịng, một trong những yếu tố gây tranh cãi đầu tiên là việc cả SH và Tonkin đã không biết rằng EPE là một công ty ma. Hơn nữa, hợp đồng mua bán mà SH đã ký với EPE quá sơ sài và lỏng lẻo. Vì vậy, để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra thì khi ký kết hợp đồng cần:

- Thỏa thuận và đề cập đến tất cả các vấn đề, tránh bỏ sót vấn đề nào;

- Đặc biệt chú ý đến các khoản mục cần thiết và quan trọng trong hợp đồng (chủ thể, thanh toán, điều khoản giao hàng, giải quyết tranh chấp,...);

- Tìm hiểu kĩ đối tác của mình, xác minh tính chân thật của thơng tin mà đối tác cung cấp;

- Cần căn cứ vào mức độ của mối quan hệ với đối tác để sử dụng các điều khoản thích hợp (phương thức thanh tốn, điều khoản giao hàng,...)

- Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, tránh dùng những từ tối nghĩa hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau (khơng được tự cho rằng đối tác kí kết hợp đồng cũng ngầm hiểu như mình). Vì khi tranh chấp xảy ra, nếu mỗi bên hiểu theo một nghĩa “có lợi cho bản thân” khác nhau thì việc giải thích một hợp đồng mang tính quốc tế là khơng đơn giản.

3.2.3 Bài học liên quan đến thanh toán:

Vụ kiện trên trên xảy ra do SH chấp nhận thanh toán bằng T/T ( rủi ro nhất) khi chưa tìm hiểu kĩ về khách hàng. Để giảm rủi ro thì trước khi kí kết hợp đồn, các bên cần:

- Thỏa thuận điều khoản thanh toán phù hợp và chi tiết (số tiền, thời hạn thanh toán, đồng tiền thanh toán,...) .

- Cân nhắc đến các trường hợp rủi ro có thể xảy ra (người mua khơng thanh tốn, thanh tốn trễ, xử lí như thế nào nếu người mua vi phạm điều khoản này,...)

Từ vụ kiện trên, chúng tơi thấy rằng nếu giữa các bên chưa có sự tin tưởng tuyệt đối, thì nên sử dụng phương thức an tồn hơn mà phổ biến nhất là L/C vì có sự bảo đảm của ngân hàng, dung hịa được quyền lợi và rủi ro giữa các bên.

3.2.4 Bài học liên quan đến điều kiện giao hàng:

Các doanh nghiệp nên xuất khẩu hàng hóa theo CIF và nhập khẩu theo FOB. Khi xuất khẩu theo CIF thì doanhnghiệp sẽ chủ động hơn trong việc:

- Giành quyền kiểm sốt hàng hóa, giảm chi phí và các thủ tục liên quan đến thu hồi hàng hóa do người mua khơng đến nhận hàng, hay khơng thanh tốn đủ (như trường hợp vụ kiện TK và SH.)

- Xử lí hàng hóa do người mua vi phạm hợp đồng (thanh lý hàng hóa nếu là hàng dễ hư hỏng để tránh giảm giá trị hàng hóa,...)

hàng của mình (ví dụ: người chun chở phải có lệnh giao hàng của người bán mới được giao hàng, vì người mua chưa thanh tốn hết tiền hàng),

Quan trọng hơn hết, các bên phải cùng đồng ý về điều kiện giao hàng (chẳng hạn FOB hay CIF) nếu áp dụng theo Incoterm (phải nêu rõ phiên bản Incoterm được áp dụng) và phải được quy định rõ ràng bằng một điều khoản trong hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giao hàng cũng phải được nêu cụ thể để tránh mất thời gian, chi phí vì các bên khơng thực hiện (do khơng biết hoặc cố ý khơng thực hiện) nghĩa vụ của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thư viện pháp luật: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Luat-

Thuong-mai-2005-36-2005-QH11-2633.aspx

2. Website xây dựng pháp luật của VCCI

http://vibonline.com.vn/bao_cao/van-de-chuyen-quyen-so-huu-hang-hoa-va-thoi- diem-chuyen-rui-ro-luat-su-vo-nhat-thang?fbclid=IwAR3t-uqvXqj_EPS2Fh7x6nhIb- Nn1cEIol0AtubfNDzhlIedHIwRU-4tGhU

3. VietNam Logistic Review: http://vlr.vn/luat-chinh-sach/can-quy-dinh-thich-

hop-dieu-khoan-chuyen-quyen-so-huu-trong-hop-dong-xuat-khau-1486.vlr?

fbclid=IwAR3Ej8m_y8RF2ZvVDgjhR4InqI7GQZxlmgcEf0iS1DXIDzuDRztKMF- aW64

4. Thư ký Luật : https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/giao-

thong--van-tai/mien-trach-nhiem-cua-nguoi-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-bien- 170783

5. VinaLaw - Công ty luật hợp danh Việt Nam

http://www.vinalaw.vn/forum/index.php/home/detail/643/?

fbclid=IwAR2J4NSvcAj0ipnF2tlQo9ESjFevBSoAoWwVLtwXPeGPrt5IpamJvpI8UP 0

6. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại, Hàng hải.

TS.LS Nguyễn Chúng. NXB Quốc gia,2002

7. Giáo trình luật kinh tế. TS.Lê Văn Hưng. NXB Quốc gia,2007

8. Luật Hàng hải. Luật sư Nguyễn Chúng ( Trọng tài VIAC ).NXB Đồng Nai,

2000

9. Giáo trình luật thương mại. Đại học luật Hà Nội. NXB Giáo dục, 2007

10. Giáo trình kỹ thuật ngoại thương. PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân. NXB Lao

11. Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương. PGS.TS. Hoàng Văn Châu. NXB

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luân vận tải và bảo hiểm TNT TRANH CHẤP về TRẢ HÀNG KHI CHƯA GIAO vận đơn gốc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)