Đánh giá chung về hợp đồng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tìm HIỂU bộ CHỨNG từ TRONG GIAO DỊCH XUẤT KHẨU gỗ ép SANG hàn QUỐC của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN đại NAM (Trang 25 - 26)

Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đó chính là chọn nguồn luật để điều chỉnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên tham gia. Tuy nhiên trong trường hợp này, ta thấy hai chủ thể tham gia vào hợp đồng này là hai doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và Hàn Quốc. Theo điều 1 của Công Ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có nêu rõ: “Cơng ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước này. Bên cạnh đó, khi hợp đồng mua bán hàng hóa khơng nêu rõ nguồn luật điều chỉnh thì chúng ta sẽ ưu tiên áp dụng Cơng ước quốc tế.

Chính vì thế, nhóm chúng em sẽ dựa vào những quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) để đánh giá hợp đồng này.

1.2Đánh giá hình thức hợp đồng

Trong luật Thương Mại Việt Nam 2005 khơng có điều khoản nào quy định về khái niệm về hợp đồng bán hàng hóa, theo điều 23 CISG 1908, “Một hợp đồng được ký kết tại thời điểm chấp nhận một chào hàng trở thành có hiệu lực tuân theo các điều khoản của Công ước này”. Dựa hình thức của hợp đồng xuất khẩu giữa Cơng ty TNHH một thành viên Đại Nam và Công ty Amisu thông qua “Sales Confirmation” thì ta có thể thấy hợp đồng này là hình thức hợp đồng nhiều văn bản. Ta có thể thấy hợp đồng này hình thành bằng “Purchase Order” và “Sales Confirmation”. Trong thực tiễn giao dịch thương mại quốc tế, khi các bên là bạn hàng và đã thực hiện giao dịch nhiều lần thì các hợp đồng thường được giao kết dựa trên hình thức nhiều văn bản. Ví dụ cụ thể có thể là bằng: Chào hàng cố định và chấp nhận chào hàng hoặc đơn đặt hàng cộng với xác nhận bán hàng như trường hợp mà chúng ta đang phân tích. Ưu điểm của việc giao kết hợp đồng thơng qua hình thức nhiều văn bản này là giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức để thực hiện ký kết hợp đồng khi hai bên đã tin tưởng lẫn nhau, hoặc có thể các doanh nghiệp đang bỏ qua rủi ro trong việc ràng buộc trách nhiệm các bên để có cơ hội ký kết hợp đồng với các đối tác mới và tiềm năng. Tuy nhiên, có một sự thật là khi đã trở thành bạn hàng thân thiết thì việc đàm phán và giao kết hợp đồng sẽ dễ dàng hơn nhưng các doanh nghiệp vẫn ln sơ sót trong việc soạn thảo hợp đồng. Việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho dù đối tác có là bạn hàng thân

thiết. Đánh giá chung dựa trên hình thức của hợp đồng, nhóm chúng em xin kiến nghị doanh nghiệp về việc thay đổi hình thức hợp đồng như sau: Doanh nghiệp nên soạn thảo sẵn một hợp đồng khung cùng với đối tác trong đó cố định sẵn những điều khoản thường xuyên lặp đi lặp lại trong các hợp đồng một cách kỹ lưỡng như: điều khoản khiếu nại, điều khoản trọng tài, điều khoản luật áp dụng, điều khoản tên hàng, chất lượng. Cùng với đó sẽ để lại những điều khoản số lượng, giá và giao hàng đàm phán lại thông qua các lần giao dịch khác nhau. Như thế sẽ bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khỏi những rủi ro tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tìm HIỂU bộ CHỨNG từ TRONG GIAO DỊCH XUẤT KHẨU gỗ ép SANG hàn QUỐC của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN đại NAM (Trang 25 - 26)