Đánh giá mơn học

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tìm HIỂU bộ CHỨNG từ TRONG GIAO DỊCH XUẤT KHẨU gỗ ép SANG hàn QUỐC của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN đại NAM (Trang 47 - 49)

- Đây là đánh giá của cá nhân em đối với môn học. Em là Trần Minh Thông, sinh viên chuyên ngành Ngân Hàng, khoa Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Ngoại Thương.

Đầu tiên em muốn nói đây là mơn học tự chọn mà em lựa chọn dù em đã học đủ số mơn vì em thích mơn học này và em biết học Thanh Toán Quốc Tế kết hợp với Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế sẽ giúp em có định hướng rộng mở hơn cho công việc tương lai của em chứ khơng chỉ bó hẹp với chun ngành Ngân Hàng. Người ta thường nói “Chọn đúng ngành khơng bằng chọn đúng thầy”, em rất biết ơn vì em khơng chỉ chọn được mơn học mà mình cảm thấy hứng thú mà cịn được chính cơ là người truyền đạt kiến thức. Em cảm ơn cơ rất nhiều vì truyền cho em khơng chỉ kiến thức mà còn là kinh nghiệm, định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể mở ra cho em một lối đi rõ ràng hơn với việc học tập và công việc trong tương lai.

Điều thứ hai em muốn chia sẻ với cơ về mơn học này đó là một băn khoăn của em về việc “Tất cả các chuyên ngành của Khoa Tài Chính Ngân Hàng đều được học mơn Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế nhưng chỉ có chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế được học Thanh Tốn Quốc Tế là môn bắt buộc”. Theo hiểu biết của cá nhân em, sinh viên Đại học Ngoại Thương sau tốt nghiệp đi lên và thành công trong ngân hàng hầu hết ở bộ phận Thanh Toán Quốc Tế, nhưng chuyên ngành Ngân Hàng lại không được kế thừa “lợi thế cạnh tranh” này của trường. Nếu chỉ học Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế thì em thấy đấy là một sự bỏ ngỏ vì mơn Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế gần như khơng liên quan gì đến các mơn chun ngành của chúng em. Ngồi ra, em biết để trở thành một chun viên tín dụng địi hỏi khả năng hiểu biết về nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực. Điều này khó hơn việc chúng em tập trung hiểu sâu về lĩnh vực xuất nhập khẩu để thẩm định các bộ hồ sơ cấp tín dụng để mở L/C. Chính vì thế, em mong cơ đề xuất với khoa xem xét để điều chỉnh môn học này đối với chuyên ngành Ngân Hàng của chúng em.

- Đây là phần đánh giá, chia sẻ của em( xin phép giấu tên) về mơn học Thanh tốn quốc tế. Cho đến khi hoàn thành tiểu luận giữa kỳ thì chúng em đã gần như sắp kết thúc mơn học, và em có một số nhận xét chủ quan như sau:

Thứ nhất, em đã mong muốn được học hơn 2 buổi tập trung về L/C và thực hành bộ Tập quán. Tuy nhiên, có lẽ vì lộ trình học ngắn hạn và phần này được đưa vào cuối cùng nên em khơng có nhiều thời gian được nghe cô chia sẻ về các vấn đề liên quan đến L/C và tranh chấp L/C như kỳ vọng. Việc đưa phần chính yếu này vào cuối cùng lộ trình học theo em nghĩ sẽ khiến nhiều sinh viên chủ quan và bỏ qua khi tham gia lớp học hoặc ôn

bài. Thứ hai, em cũng mong muốn được học thêm 1 buổi về giới thiệu chi tiết các chứng từ hàng hóa khác như Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Đơn bảo hiểm, C/O,… để chúng em có cái nhìn trực quan hơn về vấn đề có thể nảy sinh trong Thanh tốn quốc tế. Tiếp theo đó, những điều mà cơ chia sẻ trong buổi học đầu tiên thực sự truyền cảm hứng đối với em, cô dường như đã vẽ cho chúng em con đường đi phía trước cho chính mình và chính chun ngành mình lựa chọn. Nhưng em biết bắt tay vào thực hiện điều đó lại khơng hề dễ dàng. Hiện tại khi em search online thì chưa tìm ra được nhiều khóa học thi các chứng chỉ như CITF hay CDCS trong nước. Em tự hỏi liệu mình nên tự học thi lấy chứng chỉ làm bệ đỡ khi đâm đơn xin việc hay nên đi làm trước để lấy kinh nghiệm, bởi vì lệ phí thi khá cao hiện tại thì em chưa đáp ứng được.

Với những chia sẻ nhỏ của em, hy vọng sẽ đến được với cô và được cô xem xét điều chỉnh về sau này nếu phù hợp.

2. Đánh giá về giảng viên:

Đây là phần đánh giá của cá nhân em (xin phép cô được giấu tên) về phương pháp và phong cách giảng dạy của cô khi lên lớp. Đánh giá mang tính chủ quan và chỉ để tham khảo:

Thứ nhất, về việc trao đổi giữa giảng viên và sinh viên. Thời gian một bài giảng khá dài, mặc dù em rất say mê được nghe bài giảng liên tục, không đứt quãng của cô, nhưng em nghĩ cũng cần có nhiều hơn thời lượng nói chuyện của sinh viên, mang tính đóng góp, xây dựng bài. Một phần để khuấy động khơng khí lớp học, một phần để chúng em có cơ hội phát biểu, và có thể được cộng điểm.

Thứ hai, về việc duyệt outline bài tiểu luận giữa kỳ. Em thấy nếu mỗi nhóm đều lên hỏi cơ về outline tiểu luận của nhóm mình, cơ có thể sẽ phải giải thích đi giải thích lại, sẽ mất nhiều thời gian và nhiều khi các bạn khơng lên hỏi thì sẽ không rõ về phần ấy. Do vậy, em thiết nghĩ nên có form chung cho tiểu luận theo yêu cầu cụ thể của cơ, cơng bố trước lớp. Ví dụ, như tiểu luận của nhóm em có 3 chương: I là Nội dung hợp đồng, II là tổng quan ngành hàng, III là áp dụng,… Trên đây là hai nhận xét riêng của em về phương pháp dạy của cơ sau khi hồn thành gần hết bộ mơn Thanh tốn quốc tế do cô giảng dạy. Em rất mong những điều này sẽ có chút đóng góp và ý nghĩa với cơ. Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ngành cơng nghiệp chế biến gỗ đã có những bước phát triển lớn, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.

Cơ hội đối với ngành gỗ Việt Nam được đánh giá là rất lớn, nhưng đi kèm với đó là những thách thức không nhỏ. Xác định và giảm thiểu các rủi ro mới phát sinh trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang là vấn đề cấp bách của ngành gỗ.

Tuy nhiên, ngành gỗ Việt Nam vẫn còn một số mặt hạn chế như: chất lượng tăng trưởng giảm dần; hiệu quả sản xuất kinh doanh cịn thấp, sức cạnh tranh yếu; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị trồng rừng, thương mại với các doanh nghiệp chế biến gỗ; thiếu vốn, khó tiếp cận nguồn vốn, nhất là các nguồn vốn vay dài hạn nhằm đổi mới

đáp ứng nhu cầu; nghiên cứu khoa học kỹ thuật, để tạo ra các khu rừng trồng có các loại cây có đường kính lớn, tính chất cơ lý củ gỗ đạt các yêu cầu về chế biến các sản phẩm cịn hạn chế.

Chính vì vậy, ngành gỗ nước ta nên có những định hướng rõ ràng trong tương lai để phát huy tiềm lực của ngành mũi nhọn này thông qua những định hướng rõ ràng của nhà nước và doanh nghiệp: tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ nội thất, đồ gỗ ngoài trời và đồ mộc mỹ nghệ; thực hiện nghiêm tú chiến lược phát triển và quy hoạch chế biến gỗ được ban hành; đẩy mạnh hiện đại hóa cơng nghiệp chế biến quy mô lơn; đảy mạnh chế biến ván nhân tọa, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu; khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng.

Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã gia nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC, WTO và ký kết tham gia nhiều hiệp ước quốc tế về tự do thương mại. Vì vậy, chúng ta đã có nhiều cơ hội hơn để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ra nước ngồi và nhập khẩu hàng hóa vào trong nước. Giao dịch thương mại quốc tế khơng chỉ mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế mà từng bước giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và trên tồn thế giới. Thơng qua hợp đồng và bộ chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập sản phẩm gỗ giữa Công ty TNHH một thành viên Đại Nam và Công ty Amisu, các thành viên trong nhóm đã có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về các thủ tục, giấy tờ cần thiết và cơ sở pháp lý về thủ tục hải quan để thực hiện một giao dịch thương mại quốc tế thành công.

Tài liệu tham khảo:

1. Hướng dẫn kê khai C/ O form VK. nghiepvuxuatnhapkhau.com [Online]

2. Customs Tariffs, market access map. macmap.com [Online] 3. International Trade Centre. intracen.org, 2019.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tìm HIỂU bộ CHỨNG từ TRONG GIAO DỊCH XUẤT KHẨU gỗ ép SANG hàn QUỐC của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN đại NAM (Trang 47 - 49)