Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động việc làm quý I năm 2015 và 2019

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tăng trưởng và phát triển tác động của biến đổi cơ cấu dân số tuổi tới tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2011 đến nay (Trang 35 - 42)

Qua bảng số liệu trên ta thấy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và lực lượng lao dộng từ 15 tuổi trở lên đang có xu hướng tăng qua các năm, về cơ bản chênh lệch giữa

lực lượng lao động trong độ tuổi ao động đang làm việc và đang trong độ tuổi lao động là không quá lớn. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong nhóm tuổi này có xu hướng giảm.Có lẽ đây là một tín hiệu đang mừng cho tăng trường nền kinh tế.

• Phải đáp ứng được u cầu về chun mơn, trình độ của nhà tuyển dụng:

Thực trạng ở Việt Nam cho thấy lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, số lao động trên 15 tuổi chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật lên tới 80,1%. Tỷ lệ lao động đại học, cao đẳng lần lượt chỉ là 8,5% và 2,5%. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ các cử nhân đại học cũng lâm vào tình trạng thất nghiệp hoặc làm những cơng việc khơng địi hỏi chun môn cao như một lựa chọn tạm thời.

Chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật 80,1%

Dạy nghề 5,0%

Trung cấp chuyên nghiệp 3,9%

Cao đẳng 2,5%

Đại học trở lên 8,5%

Bảng 2.4: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chun mơn kỹ thuật (Nguồn: Tổng cục thống kê 2015)

Thu nhập bình qn tháng của lao động làm cơng hưởng lương trong quý I năm 2019 ước tính là 6,9 triệu đồng/tháng, tăng gần 967 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,05 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập của nam là 7,3 triệu đồng/tháng, nữ là 6,5 triệu đồng/tháng, lao động thành thị là 8,2 triệu đồng/tháng, lao động nông thôn là 6,0 triệu đồng/tháng.

Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm cơng hưởng lương của những người có trình độ trên đại học trở lên là gần 13,5 triệu đồng/tháng; những người chưa học xong tiểu học là 5,1 triệu đồng/tháng; những người chưa từng đi học là 4,3 triệu/tháng.

Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm cơng hưởng lương của những người có thâm niên cơng tác từ 3 năm trở lên là 7,4 triệu đồng/tháng; từ 1 đến dưới 3 năm là 6,2 triệu đồng/tháng; những người mới làm việc chưa được 1 tháng là 3,3 triệu

Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của những người có thâm niên cơng tác từ 3 năm trở lên là 7,4 triệu đồng/tháng; từ 1 đến dưới 3 năm là 6,2 triệu đồng/tháng; những người mới làm việc chưa được 1 tháng là 3,3 triệu đồng/tháng.

Thu nhập bình quân (triệu đồng/ tháng)

16,000 13,571 14,000 12,000 9,453 10,000 8,380 8,000 5,788 5,953 6,578 7,214 7,242 6,000 5,102 TNBQ 4,312 4,000 2,000 0

Chưa Dưới Tốt Tốt Tốt Sơ cấp Trung Cao Đại học Trên đại

đi học tiểu nghiệp nghiệp nghiệp cấp đẳng học

học tiểu học THCS THPT

Hình 2.9: Thu nhập bình qn của lao động làm cơng ăn lương theo trình độ học vấn quý I/2019

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2019)

Nguyên nhân chủ yếu là bởi lực lượng lao động khơng được đào tạo bài bản, khơng có nhiều kinh nghiệm trong khi làm việc, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, đa số lao động trẻ còn thiếu kiến thức chuyên môn cũng như chưa được tiếp cận nhiều với các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, dẫn đến năng suất lao động rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Hơn nữa, số lao động trẻ tăng nhanh nhưng các chính sách lao động, việc làm và các dịch vụ xã hội liên quan không kịp thay đổi nên cũng dẫn đến nhiều bất cập.

• Nguy cơ già hóa dân số nhanh chóng

Thời kì “dân số vàng” và “già hóa dân số” ở nước ta diễn ra cùng một thời điểm. Khi đời sống vật chất của người dân được nâng cao cùng với đó tuổi thọ con người cũng được nâng lên, trong khi tỷ suất sinh tăng thấp, thậm chí giảm, dẫn đến già hóa dân số là tất yếu.

Hình 2.10: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nhóm tuổi

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2015)

Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), dân số Việt Nam đến năm 2040 sẽ đạt khoảng 104 triệu người. Đây là cũng thời điểm Việt Nam kết thúc thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" và dân số bắt đầu già hóa nhanh. Việt Nam là một trong những nước đơng dân, vì vậy nếu dân số tăng cao, đồng thời tỉ lệ người già chiếm tỉ lệ lớn sẽ gây khó khăn cho phát triển kinh tế.

CHƯƠNG III: MƠ HÌNH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ TỚI TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TỚI NAY

3.1 Sự cần thiết một nghiên cứu định lượng

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Các quốc gia ln tìm kiếm và xác định được các nguồn lực giúp thúc đẩy kinh tế cũng như những tầm quan trọng của các nhân tố tới quá trình tăng trưởng để kịp thời đề ra các chính sách hợp lý để khai thác nguồn lực đó hiệu quả nhất. Cả lý thuyết và thực tế nghiên cứu đều cho thấy dân số là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm gần đây Việt Nam trải nghiệm những biến động mạnh mẽ về quy mô và cơ cấu tuổi dân số. “Quá độ dân số” ở Việt Nam đang diễn ra theo ba đặc trưng rõ nét, đó là (i) dân số trẻ em giảm cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dân số; (ii) dân số trong dân số cao tuổi dần tăng lên. Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam đang biến đổi nhanh chóng, trong đó “cơ cấu dân số vàng” (hay còn gọi là “cơ hội dân số”) xuất hiện cùng với những dấu hiệu của già hóa dân số. Vấn đề dân số và ảnh hưởng của biến đổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều cơng trình được cơng bố nhưng hầu hết là các nghiên cứu định tính và chỉ có một số ít các nghiên cứu định lượng. Do đó, nhóm chúng em tiến hành nghiên cứu định lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam để cung cấp những bằng chứng khoa học thuyết phục, từ đó đề xuất, khuyến nghị các chính sách dân số phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.

3.2 Xây dựng mơ hình kinh tế lượng

3.2.1 Tổng quan mơ hình nghiên cứu

Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế từ lâu đã giành được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo Adam Smith, ơng cho rằng chính lao động được sử dụng trong những cơng việc có ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội. Quan điểm của K.Marx (1818-1883) về tăng trưởng kinh tế cho rằng đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật là những yếu tố cơ bản của quá trình tái sản xuất. Ơng

trưởng. Ngồi ra, mơ hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng. Mơ hình này cho biết tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ cơng nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian. Tuy nhiên, mơ hình tăng trưởng Tân cổ điển khơng giải thích được đầy đủ những thực tế tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở những nước đang phát triển, từ đó đặt ra sự cần thiết phát triển hơn nữa các mơ hình tăng trưởng dựa trên khn khổ lý thuyết của mơ hình Tân cổ điển nhằm làm rõ cơ chế nội sinh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.. Mơ hình Tăng trưởng nội sinh ra đời khẳng định ngồi vai trị quan trọng của vốn (K) và lao động (L) đối với tăng trưởng kinh tế, kiến thức và vốn con người là kênh quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Biến đổi cơ cấu tuổi dân số tác động tới tăng trưởng kinh tế thơng qua ba kênh chính, đó là lực lượng lao động, tiết kiệm và vốn con người. Có thể nói, trong bốn yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế thì nhóm các yếu tố liên quan đến con người (nguồn nhân lực) có vai trị quyết định. Những yếu tố thể hiện nguồn lực này là khả năng cung lao động với quy mô và chất lượng lao động, cách thức phân công lao động trong hoạt động kinh tế - hay là cơ cấu cầu lao động là những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế.

Như vậy, qua phân tích phía trên, nhóm chúng em nhận thấy để nghiên cứu tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số tới tăng trưởng kinh tế thì ngồi biến đại diện cho cơ cấu tuổi dân số thì cần thêm các biến đại diện cho quy mô dân số và vốn để đảm bảo lý do về mặt kỹ thuật cho mơ hình.

3.2.2 Hàm lượng kinh tế

a Các biến trong mơ hình

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi): đại diện cho biến đổi cơ cấu tuổi dân số. Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động đuoc pháp luật quy định, thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động đóng vai trị quyết định trong việc sử dụng các nguồn lực khác. Con người là chủ thể phát hiện, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo nên tăng trưởng kinh tế; nguồn lực vốn là kết qua lao động và tích lũy của con người mà có; nguồn lực khoa học – cơng nghệ cũng do con người sáng tạo ra. Từ đó thấy rằng đất nước nào có nguồn lao động dồi dào thì sẽ đạt được những bước tiến về kinh tế.

Tỷ lệ đầu tư so với GDP: đại diện cho tư bản. Đầu tư ảnh hưởng mạnh tới cả tổng cung và tổng cầu. Bởi vì, xét về mặt cầu thì đầu tư tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ cho nền kinh tế nhưng đứng về mặt cung thì nó làm cho sản xuất gia tăng, giả cả giảm, tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập từ đó kích thích tiêu dùng. Mà sản xuất phát triển chính là nguồn gốc của phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện để cải thiện đời sống con người.Như vậy đầu tư là nhân tố cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế.

Dân số: đại diện cho quy mô dân số. Quan điểm dân số học “lạc quan” với nhận định dân số là cơ sở hỗ trợ cho phát triển kinh tế xuất hiện cùng với nhận định của các nhà nhân khẩu học cho rằng gia tăng dân số có thể là một “món quà” cho nền kinh tế. Họ lập luận rằng quy mô dân số tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường mở rộng và do đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Sản xuất với quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, dân số đông sẽ làm tăng kiến thức thông qua học hỏi và cạnh tranh, và hơn thế nữa, sức ép của nhu cầu sẽ thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển.

b Mơ hình kinh tế lượng

Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết tăng trưởng Tân Cổ điển để ước lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y=AKαLβ (1) Trong đó: Y là sản lượng (GDP thực tế), K là vốn L là lao động A là tham số phản ánh trình độ cơng nghệ

α và β là tham số phản ánh độ co giãn của sản lượng theo vốn và lao động tương ứng.

Để xem xét quá trình biến đổi cơ cấu tuổi dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào, nghiên cứu sử dụng dạng hàm có tỷ lệ dân số trong tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi) làm biến đại diện cho tỷ lệ lao động so với dân số (LF).

GDPgrowth = A Iα POPβ LFγ (2)

Ln GDPgrowth = ln A + α ln I + β ln POP + γ ln LF (3) Khi dó, hàm sản xuất thực nghiệm để ước lượng sẽ có dạng cụ thể là:

Ln GDPgrowtht = β0 + β1.ln It + β2.ln POPt + β3.ln LFt + et (4) Trong đó:

t: chỉ chuỗi thời gian quan sát (trong giai đoạn 2011 đến nay) β0 : Hệ số chặn của mơ hình.

β1, β2, β3 : Hệ số hồi quy của mơ hình

Ln GDPgrowtht: Ln tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội quý t ln It: Ln tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm quốc nội quý t ln POPt: Ln dân số quý t

ln LFt: Ln tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động et: Phần dư của mơ

hình c, Nguồn số liệu

Số liệu Nguồn

Tỷ lệ tăng trưởng của GDP Tổng cục thống kê

Tỷ lệ đầu tư so với GDP Tổng cục thống kê

Dân số Tổng cục thống kê

Lực lượng lao động Tổng cục thống kê

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao Tính dựa trên cơ sở lực lượng lao

động động so với dân số

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tăng trưởng và phát triển tác động của biến đổi cơ cấu dân số tuổi tới tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2011 đến nay (Trang 35 - 42)