Những tác động của sự biến đổi cơ cấu dân số Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tăng trưởng và phát triển tác động của biến đổi cơ cấu dân số tuổi tới tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2011 đến nay (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG IV : Định hướng chính sách cho Việt Nam

4.1 Những tác động của sự biến đổi cơ cấu dân số Việt Nam trong thời gian tớ

đến sự phát triển của nền kinh tế.

Sau hơn 20 năm mở cửa thì nền kinh tế Việt Nam đã có những bước thay đổi và sự tăng trưởng ổn định trung bình 7%/năm và giữ vững được tỷ lệ này trong thời gian dài so với các nước khác trong khu vực. Mặc dù mức sống của dân cư giữa các khu vực và thành phần kinh tế khác nhau có sự khơng đồng đều tuy nhiên GDP bình qn đều tăng và mức sống của dân cư được cải thiện.

Ngoài ra sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng được cải thiện nhờ vào sự biến đổi cơ cấu tuổi dân số. Chúng ta cũng đã phân tích thơng qua mơ hình ở chương II về mối quan hệ giữa cơ cấu tuổi dân số và tăng trưởng kinh tế, và qua đó dự báo được rằng thời kỳ đến năm 2020, lực lượng lao động của Việt Nam sẽ tăng và đạt mức 58,2 triệu lao đông, và đây sẽ là cơ hội vàng để Việt Nam đẩy nhanh tốc dộ tăng trưởng kinh tế bằng việc tận dụng cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên cơ hội này cần được thực hiện hóa thơng qua các chính sách, chiến lược phù hợp, kịp thời.

Tuy nhiên vẫn có những điểm tối trong sự biến đổi cơ cấu dân số. Thứ nhất, khi có sự tăng lên về số lượng của lực lượng lao động dưới 15 tuổi kéo theo việc gia tăng các khoản chi cho giáo dục và sức khỏe; hoặc sự gia tăng về tỷ lệ dân số cao tuổi thì kéo theo các khoản chi cho an sinh, phúc lợi, chăm sóc sức khỏe người già cũng tăng theo. Những điều này có thể gây cản trở sự tăng trưởng kinh tế do các khoản đầu tư để phát triển nền kinh tế sẽ bị giảm hụt bớt. Chúng ta có thể hiểu rằng, những nhóm tuổi có năng suất thấp và tiêu dùng cao là những nhóm tuổi sử dụng nhiều nguồn lực của xã hội hơn là những gì mà họ sản xuất ra. Vì vậy nếu dân số ở nhóm tuổi này tăng nhanh thì sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế và ngược lại, nếu dân số tăng nhanh ở nhóm tuổi mà họ làm ra nhiều hơn những gì họ tiêu dùng thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Theo ước lượng của Bùi Thị Minh Tiệp (2012), nhóm dân số có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc độ tuổi 22-53, còn dân số từ 21 tuổi trở xuống và 54 tuổi trở lên là gánh nặng có thể ngăn trở sự tăng trưởng và phát triển. Như vậy, hiên tại Việt Nam đang nằm trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng và chúng ta có thể tận dụng để đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đồng thời tìm ra những giải pháp, chính sách để đối phó với thời kỳ già hóa dân số sau này.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tăng trưởng và phát triển tác động của biến đổi cơ cấu dân số tuổi tới tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2011 đến nay (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)