CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành hàng hóa phân loại theo nguyên
nguyên liệu sản xuất (SITC 6) của Việt Nam- EU
Lợi thế kinh tế của Việt Nam
Vị trí địa lý
Việt Nam nằm ở phía Đơng bán đảo Đơng Dương gần trung tâm Đơng Nam Á, có đường bờ biển dài 3260 km. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển giúp cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu, hội nhập về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời có nhiều ưu thế về giao thơng vận tải.
Tài nguyên thiên nhiên
Đất feralit chiếm 65% diện tích lãnh thổ, rất thích hợp cho việc trồng các cây cơng nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây bơng. Nhờ đó, các sản phẩm dệt may của Việt Nam rất phát triển và cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng của Việt Nam so với các nước EU khi xét về nguyên liệu đầu vào.
- Nguồn nhiệt cùng với độ ẩm lớn; tiềm năng nước dồi dào; số lượng các giống loài động vật và thực vật dưới biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng... là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta để phát triển ngành công nghiệp thuộc da- ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đưa các sản phẩm da, giầy, túi xách thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới.
- Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam có nguồn khống sản phong phú và đa dạng , trữ lượng sắt và kim loại khác khá dồi dào thuận lợi cho nền cơng nghiệp
khai khống phát triển. Do vậy, các sản phẩm từ sắt, thép, kim loại khác nhờ đó mà phát triển, trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.
Lao động
- Dân số đông vừa tạo lợi thế sản xuất, vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa. Việt Nam là nước đơng dân, có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn - Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao. Lực lượng lao động của nước ta có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
- Có truyền thống về mặt hàng thủ cơng, mỹ nghệ, người lao động khéo léo, cần cù, ham học hỏi.
Cơng nghệ
Tồn cầu hóa giúp khoa học và cơng nghệ của Việt Nam từng bước hội nhập và giao lưu với các nền khoa học, công nghệ của các nước trên thế giới qua đó tạo thuận lợi cho nước ta học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để phục vụ cho cải tiến các dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Như vậy có thể thấy: So với các nước khối EU, Việt Nam là một nước dồi dào lao động và khan hiếm về vốn tư bản. Việt Nam có lợi thế so sánh trong các ngành thâm dụng nhiều yếu tố lao động là công nghiệp nhẹ, nông – lâm - ngư nghiệp, gia cơng cơ khí. Đó là lí do mà Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa sản xuất từ da, gỗ, cao su, phế phẩm gỗ, bông.
Lợi thế của các nước EU
EU được biết đến bởi sự phát triển kinh tế vượt bậc và được ví như siêu cường quốc có tầm ảnh hưởng to lớn tồn cầu.Liên minh Châu Âu khơng chỉ là một liên minh kinh tế, nó cịn là thị trường duy nhất khơng có biên giới cho thương mại. Đồng tiền chung duy nhất là Euro được sử dụng bởi 19 quốc gia thành viên của Eurozone. Hơn nữa, nó là sự kết hợp chính trị với quốc hội riêng và các tổ chức khác.
Các nước thuộc khối Liên minh châu Âu đa phần là các nước phát triển, sở hữu những công nghệ kỹ thuật, dây chuyền sản xuất hiện đại giuos nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Các nước trong EU sản xuất được những mặt hàng chứa hàm lượng kỹ thuật cao – những sản phẩm mà Việt Nam chưa thể tự sản xuất được. Do đó, những hàng hóa được sản xuất từ da, kim loại, bông luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu từ EU của nước ta.
Chẳng hạn, các sản phẩm ngành dệt may làm từ bông với thương hiệu thời trang của Pháp đã có những bước phát triển vượt bậc với những thiết kế bắt mắt, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng Việt và nhờ đó xuất khẩu với số lượng lớn sang thị trường Việt. Đức có thế mạnh trong nhiều ngành, tiêu biểu như sắt,thép, than đá, nhiên liệu khống chất,máy móc sản xuất, xe cộ..Vì vậy nên các sản phẩm kĩ thuật cao của Đức được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
CHƯƠNG III: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH GIỮA VIỆT NAM VÀ CHÂU
ÂU 3.1. Thuận lợi
Việt Nam và Liên minh châu Âu đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ tháng 10 năm 1990. Mối quan hệ gắn bó này cũng tạo điều kiện cho mối quan hệ sau này giữa hai nước, đặc biệt là trong những năm gần đây. Liên minh châu Âu luôn coi Việt Nam là một trong những đối tác chính của tại khu vực Đơng Nam Á. Phạm vi hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, đối phó với các thách thức tồn cầu,và nổi bật đó là sự hợp tác trong lĩnh vực thương mại và phát triển. Ngồi ra, cơ cấu hàng hóa của Liên minh châu Âu và Việt Nam khơng mang tính cạnh tranh. Do đó, cũng là yếu tố thúc đẩy kim ngạch thương mại tự do hai nước nói chung và thương mại nội ngành nói riêng.
Ngay từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao, cả hai bên đã chú trọng đến việc thúc đẩy phát triển thương mại. Do đó, hai bên đã ký kết bốn hiệp định thương mại quan trọng là Hiệp định Hợp tác Khung (FCA), Hiệp định khung giữa EU và Việt Nam về Đối
tác và Hợp tác Toàn diện (PCA) , Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (FTA), và
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Dấu mốc quan trọng đầu tiên của mối quan hệ song phương là việc ký kết Hiệp định Hợp tác Khung (FCA) vào năm 1995 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/6/1996. Đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và EU. Hiệp định cụ thể hóa 4 mục tiêu: đảm bảo các điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thương mại - đầu tư song phương; hỗ trợ sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam; tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có bao gồm việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam, nhằm hướng tới nền kinh tế thị trường. Đây là điều kiện để VIệt Nam phát triển thương mại tự do nói chung và thương mại nội ngành nói riêng.
Vào năm 2012, việc ký kết Hiệp định khung giữa EU và Việt Nam về Đối tác và Hợp
tác Toàn diện (PCA) đã đánh dấu cam kết của EU nhằm tăng cường và mở rộng phạm vi
của quan hệ đối tác đơi bên cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định PCA đã đi vào hiệu lực trong năm 2016 này giúp mở rộng phạm vi hợp tác trong các lĩnh vực về thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản trị công hiệu quả, nhân quyền, cũng như du lịch, văn hóa, di cư và cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức. Thơng qua sự tham gia của cả EU và các nước thành viên, PCA này đem đến một cơ hội để tăng cường sự gắn kết và phối hợp hiệu quả giữa chính sách của EU và các nước thành viên. Về thương mại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU liên tục tăng từ năm 2010 đến 2016 (trừ năm 2009). Trong đó, riêng năm 2016, Việt Nam xuất khẩu vào EU 34 tỷ USD. Nhập khẩu của Việt Nam từ EU cũng tăng liên tục từ năm 2003 đến 2015 nhưng tốc độ tăng chậm hơn, từ 2 tỷ 500 triệu USD năm 2003 lên 10 tỷ 300 triệu USD năm 2015. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn là sản phẩm truyền thống, có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép các loại, nông - lâm - thủy sản, máy vi tính…
Thứ nhất, Theo Hiệp định, EU và Việt Nam cam kết mở cửa thị trường lên tới hơn
99% số dòng thuế và kim ngạch thương mại giúp các mặt hàng của Việt Nam có khả năng dễ dàng tiếp cận vào thị trường EU. Hơn nữa khuôn khổ của FTA cho phép loại bỏ thuế quan đối với hơn 90 loại thuế , thuế suất 0% sẽ được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu mà hai bên có thế mạnh trong đó có dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản nhiệt đới, đồ gỗ,... của Việt Nam. Có thể thấy rằng hiện nay, hàng hóa Việt Nam phải chịu mức thuế trung bình khi vào EU là khoảng 4%,tuy nhiên nếu tính theo tỷ trọng thương mại thì mức này có thể lên đến 7% do phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều thuộc nhóm bị đánh thuế nhập khẩu cao. Như vậy, khi EVFTA chính thức được thiết lập, hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường EU sẽ được lợi lớn về mặt thuế suất, góp phần làm tăng tính cạnh tranh của hàng Việt Nam tại EU. Chỉ riêng việc giảm thuế quan sẽ làm cho hàng hóa của Việt Nam xuất sang EU tăng hơn 30%, thương mại nội ngành tăng 20% so với trường hợp khơng có Hiệp định. Các ngành có khả năng hưởng lợi nhiềun nhất từ
EVFTA bao gồm: dệt may, da giầy, cao su, vật liệu phi kim…Khu vực dịch vu theo kỳ vọng cũng được mở rộng, có thể góp phần tăng hiệu suất cho cả nền kinh tế.
Có thể thấy, gỡ bỏ các hàng rào thuế quan trong thương mại với EU đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, một phần vì EU là thị trường đa dạng và rộng lớn, song mặt khác cũng bởi hàng hóa thế mạnh của mỗi bên vốn mang tính bổ trợ cho nhau chứ khơng cạnh tranh một cách trực tiếp.
Thứ hai, việc thiết lập FTA với EU góp phần vào quá trình tạo ra mơi trường kinh
doanh, đầu tư cởi mở, thơng thống hơn, từ đó sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ EU và các nước khác vào Việt Nam.
Hiện nhiều các công ty của EU chọn Việt Nam, coi đây là địa điểm đầu tư tốt. Các công ty của Việt Nam thường thiếu bí quyết, cơng nghệ và vốn - những yếu tố rất sẵn có ở các cơng ty của EU với tiềm lực quốc tế lớn mạnh.
Như đã phân tích ở phần hai, ngành có IIT cao nhất giữa Việt Nam và Eu là hàng hoá sản xuất được phân loại chủ yếu bằng vật liệu, do đó cần số lượng lao động lớn. Chi phí lao động của EU khá cao nên không cạnh tranh được trên trường quốc tế.Trong khi đó, cơ cấu chi phí của các cơng ty Việt Nam khá hấp dẫn, các lợi thế của Việt Nam khá đa dạng, chất lượng lao động cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn so với những nước khác trong khu vực. Do vậy, hợp tác giữa EU và Việt Nam là một quan hệ mang lại nhiều lợi ích, giúp các cơng ty của Việt Nam tiếp cận tri thức, phương thức sản xuất hiện đại của phương Tây và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU tại khu vực ASEAN. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng tích cực của Việt Nam.
Thứ ba, hàng hóa của EU xuất khẩu sang Việt Nam sẽ tăng lên, tạo sự cạnh tranh
trong thị trường nội địa. Điều này có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam khi được sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh.
3.2. Khó khăn, hạn chế
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành cơng to lớn, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của cả 2 nước. Tổng kim ngạch thương mại song phương đã tăng gần 11 lần, từ khoảng 4,1 tỷ đô la Mỹ năm 2000 lên hơn 45 tỷ đô la Mỹ năm 2016. Tuy nhiên trong quá trình giao lưu thương mại cũng xuất hiện những vấn đề khá phức tạp làm chậm quá trình đó, đặc biệt là khi đã ký kết EVFTA thì những thách thức đó lại càng rõ hơn:
Thứ nhất, khi ký kết hiệp định FTA với EU, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức
ép cạnh tranh lớn trên sân nhà. Hàng hóa của EU khi đi vào Việt Nam sẽ dễ dàng hơn và giảm giá mạnh do không phải chịu thuế nhập khẩu. Hệ quả là, việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước tại thị trường nội địa sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ có những ngành phải thu hẹp sản xuất do không cạnh tranh được.
Thứ hai, tiêu chuẩn của EU áp đặt nằm trong số các tiêu chuẩn khắt khe và khó đạt
được nhất với chi phí cao nhất trên thế giới. Vì thế, EVFTA có thể đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu chặt chẽ hơn trong vấn đề bán phá giá, trợ cấp và sử dụng các cơng cụ phịng vệ thương mại. Với một số ngành là thế mạnh xuất khẩu của mình, EU sẽ đòi hỏi cắt giảm các hàng rào phi thuế quan, trước hết là loại bỏ các hình thức trợ giá từ phía Chính phủ Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các điều khoản quy định về vệ sinh, mơi trường, lao động và quy trình cơng nghệ. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khó đáp ứng được yêu cầu do năng lực kỹ thuật và tài chính hạn chế, sản phẩm khơng đủ tiêu chuẩn để bán ra trên thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp EU lại rất có kinh nghiệm, có uy tín và lợi thế cả về cơng nghệ lẫn quản lý, lại có thể thành lập được các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu hoặc tự thành lập ngành cơng nghiệp phụ trợ của riêng mình, thì bối cảnh này khiến nhiều doanh nghiệp
nhỏ và vừa của Việt Nam, cho dù chỉ sản xuất cho thị trường nội địa, cũng sẽ đối mặt với nguy cơ buộc phải thu hẹp sản xuất, hoặc phá sản. Bên cạnh đó, khi hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU được đẩy mạnh, thì nguy cơ các doanh nghiệp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá sẽ thường xuyên hơn và ở mức độ rộng hơn. Tuy vậy, trong hoạt động ở lĩnh vực này các doanh nghiệp trong nước cịn rất ít kinh nghiệm xử lý.
Thứ ba, mức thuế bình quân áp dụng với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của EU vào
Việt Nam (ngoại trừ đối với ô tô 24,2% và một phần với hàng điện tử 8,9%) về cơ bản đều ở mức thấp (cơ khí 3,4%, dược phẩm 2%, dụng cụ quang học và y tế 1,3%, máy bay 0%). Tuy nhiên, đó là tính trên mức bình qn, mức thuế đỉnh cho các mặt hàng như đã nêu vẫn tương đối cao, từ 10% đối với dược và đến 90% đối với ơ tơ. Vì vậy, FTA Việt Nam – EU thực hiện ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngân sách do nguồn thu thuế nhập khẩu bị ảnh hưởng.
Thứ tư, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn là các sản phẩm thô chiếm phần lớn,
hoặc các sản phẩm gia cơng u cầu trình độ lao đọng thấp, đem lại gia trị gia tăng không cao.
3.3. Giải pháp thúc đẩy thương mại nội ngành giữa Việt Nam và châu Âu
Trên cơ sở nhận diện và phân tích những cơ hội và thách thức đến từ EVFTA, để có thể tận dụng tốt nhất Hiệp định này nhằm thúc đẩy thương mại nội ngành, Nhà nước ta cũng như các doanh nghiệp trong nước cần thực hiện một số giải pháp đề xuất sau đây:
Thứ nhất, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ khối EU. Hội nhập quốc tế