CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
3.3. Giải pháp thúc đẩy thương mại nội ngành giữa Việt Nam và châu Âu
Trên cơ sở nhận diện và phân tích những cơ hội và thách thức đến từ EVFTA, để có thể tận dụng tốt nhất Hiệp định này nhằm thúc đẩy thương mại nội ngành, Nhà nước ta cũng như các doanh nghiệp trong nước cần thực hiện một số giải pháp đề xuất sau đây:
Thứ nhất, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ khối EU. Hội nhập quốc tế
giúp phát triển thương mại nói chung và thương mại nội ngành nói riêng, sẽ làm tăng sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngồi, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngồi cho phát triển kinh tế nói chung và từng ngành nói riêng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho Ngành. Do đó, chúng ta cần tranh thủ tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ khoa học quản lý của cán bộ kỹ thuật.
Thứ hai, tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế. Trong những năm trở lại
đây, q trình tự do hóa thương mại kết hợp với sự phát triển mạnh của thương mại hàng hóa tồn cầu có tác động đến thương mại nội ngành. Khi đó, Việt Nam tham gia vào q trình hình thành chuỗi giá trị gia tăng trên thị trường quốc tế. Thị trường trong nước trở thành một bộ phận của thị trường quốc tế, phân công lao động trở thành một bộ phận của phân cơng lao động quốc tế. Q trình chuyển hóa một bộ phận lao động trong nước thành lao động xuất khẩu thơng qua xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Điều này có lợi cả về phương diện kinh tế và xã hội.
Thứ ba, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa trong khối EU.
Thương mại nội ngành phát triển sẽ làm cho quá trình liên kết và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước khối Liên minh châu Âu càng gắn bó và phát triển. Việt Nam có cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng sang các nước thuộc EU, đồng thời có cơ hội nhập khẩu các mặt hàng cơng nghệ cao. Thương mại nội ngành có tác động to lớn đến xuất nhập khẩu về quy mô, cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng. Khi tham gia hiệp định EVFTA, các rào cản thuế quan và hạn ngạch sẽ được giảm dần do tuân theo cam kết hai bên đã ký. Từ đó, giúp Việt Nam tăng khối lượng xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia châu Âu.Việc đa dạng hóa thị trường sẽ giúp lựa chọn được bạn hàng thích hợp, giảm bớt những rủi ro và tác động xấu cho nền kinh tế khi thị trường có biến động lớn.
Thứ tư,tăng cường tự do hóa thương mại kết hợp với hợp tác hội nhập vùng. Tự do
hóa thương mại dẫn đến sự phát triển của thương mại nội ngành và thương mại hàng hóa tồn cầu. Sự tăng lên của thương mại trong cùng một ngành là do hội nhập vùng. Hội nhập vùng làm gia tăng yếu tố chính của thương mại đó là hàng hóa trung gian, mở ra các thị trường ổn định, cho phép tăng hiệu quả thơng qua chun mơn hóa. Khi tăng cường tự do hóa thương mại có các yếu tố nguồn lực khác nhau và hội nhập vùng tạo điều kiện có các thị trường ổn định và liên kết, kích thích cho những người sản xuất tận dụng nguồn lực.
Thứ năm, chú trọng đầu tư vào khoa học kĩ thuật, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao để tăng giá trị mà Việt Nam đóng góp vào chuỗi giá trị tồn cầu. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải tự vận động, cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm cần được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt sao cho vượt qua được hàng rào kĩ thuật khắt khe của châu Âu. Các ngành mũi nhọn cũng cần được ưu tiên đầu tư phát triển phù hợp với các lợi thế hiện tại của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển thương mại nội ngành với các nước châu Âu. Vận dụng những lợi thế sẵn có, mối quan hệ thương mại giữa hai bên ngày càng được cải thiện và nâng cao, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể đến như các hiệp định thương mại quan trọng. Từ lịch sử thương mại lâu dài giữa hai bên cùng với hoạt động mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia, các chính sách khuyến khích thương mại giao thương của Chính phủ, … đều là những nhân tố thúc đẩy thương mại nội ngành giữa Việt Nam và các nước châu Âu. Nhờ đó, nhiều nhóm hàng của Việt Nam có chỉ số thương mại nội ngành IIT với các nước châu Âu lớn hơn 0,3. Đặc biệt nhóm hàng chế biến được phân loại chủ yếu theo nguyên vật liệu ( Nhóm SITC 6) có chỉ số IIT cao nhất. Cụ thể, hàng hóa sản xuất từ sắt, thép có mức độ thương mại nội ngành cao nhất, chiếm vai trò quan trọng nhất với chỉ số IIT bằng 0.967.
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đã đạt được phải kể đến những khó khăn và hạn chế mà Việt Nam đang phải đối mặt; đó là những sức ép cạnh tranh lớn, các rào cản thương mại, khoảng cách về trình độ cơng nghệ và phát triển giữa hai bên,... Vì vậy, để nâng cao thương mại nội ngành giữa Việt Nam và các nước châu Âu, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết triệt để những hạn chế nói trên. Đồng thời Việt Nam phải chú trọng hơn vào việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, chuyển giao công nghệ, cải thiện cán cân thương mại, nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động, xây dựng hệ thống pháp lý, các chính sách thương mại đúng đắn, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa trong khối EU,…
Tóm lại, bằng việc nhìn nhận vào thực tiễn những thuận lợi và khó khăn trong thương mại nội ngành giữa Việt Nam và các nước châu Âu, chúng ta có được những bài học quý giá để góp phần cải thiện quan hệ thương mại nội ngành giữa Việt Nam và các nước đối tác trên thế giới. Qua đó, giúp cải thiện kinh tế nước nhà, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS Từ Thúy Anh, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê 2013 2. http://www.nhandan.com.vn/ 3. http://baocongthuong.com.vn/ 4. http://www.trungtamwto.vn/ 5. https://www.customs.gov.vn/ 6. https://unstats.un.org/ 7. https://eeas.europa.eu/