Khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thương mại nội ngành của việt nam và các nước châu âu thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH

3.2. Khó khăn, hạn chế

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành cơng to lớn, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của cả 2 nước. Tổng kim ngạch thương mại song phương đã tăng gần 11 lần, từ khoảng 4,1 tỷ đô la Mỹ năm 2000 lên hơn 45 tỷ đô la Mỹ năm 2016. Tuy nhiên trong quá trình giao lưu thương mại cũng xuất hiện những vấn đề khá phức tạp làm chậm q trình đó, đặc biệt là khi đã ký kết EVFTA thì những thách thức đó lại càng rõ hơn:

Thứ nhất, khi ký kết hiệp định FTA với EU, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức

ép cạnh tranh lớn trên sân nhà. Hàng hóa của EU khi đi vào Việt Nam sẽ dễ dàng hơn và giảm giá mạnh do không phải chịu thuế nhập khẩu. Hệ quả là, việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước tại thị trường nội địa sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ có những ngành phải thu hẹp sản xuất do khơng cạnh tranh được.

Thứ hai, tiêu chuẩn của EU áp đặt nằm trong số các tiêu chuẩn khắt khe và khó đạt

được nhất với chi phí cao nhất trên thế giới. Vì thế, EVFTA có thể đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu chặt chẽ hơn trong vấn đề bán phá giá, trợ cấp và sử dụng các cơng cụ phịng vệ thương mại. Với một số ngành là thế mạnh xuất khẩu của mình, EU sẽ địi hỏi cắt giảm các hàng rào phi thuế quan, trước hết là loại bỏ các hình thức trợ giá từ phía Chính phủ Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các điều khoản quy định về vệ sinh, môi trường, lao động và quy trình cơng nghệ. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khó đáp ứng được yêu cầu do năng lực kỹ thuật và tài chính hạn chế, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để bán ra trên thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp EU lại rất có kinh nghiệm, có uy tín và lợi thế cả về cơng nghệ lẫn quản lý, lại có thể thành lập được các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu hoặc tự thành lập ngành cơng nghiệp phụ trợ của riêng mình, thì bối cảnh này khiến nhiều doanh nghiệp

nhỏ và vừa của Việt Nam, cho dù chỉ sản xuất cho thị trường nội địa, cũng sẽ đối mặt với nguy cơ buộc phải thu hẹp sản xuất, hoặc phá sản. Bên cạnh đó, khi hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU được đẩy mạnh, thì nguy cơ các doanh nghiệp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá sẽ thường xuyên hơn và ở mức độ rộng hơn. Tuy vậy, trong hoạt động ở lĩnh vực này các doanh nghiệp trong nước cịn rất ít kinh nghiệm xử lý.

Thứ ba, mức thuế bình quân áp dụng với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của EU vào

Việt Nam (ngoại trừ đối với ô tô 24,2% và một phần với hàng điện tử 8,9%) về cơ bản đều ở mức thấp (cơ khí 3,4%, dược phẩm 2%, dụng cụ quang học và y tế 1,3%, máy bay 0%). Tuy nhiên, đó là tính trên mức bình quân, mức thuế đỉnh cho các mặt hàng như đã nêu vẫn tương đối cao, từ 10% đối với dược và đến 90% đối với ơ tơ. Vì vậy, FTA Việt Nam – EU thực hiện ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngân sách do nguồn thu thuế nhập khẩu bị ảnh hưởng.

Thứ tư, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn là các sản phẩm thô chiếm phần lớn,

hoặc các sản phẩm gia cơng u cầu trình độ lao đọng thấp, đem lại gia trị gia tăng không cao.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thương mại nội ngành của việt nam và các nước châu âu thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)