Về kinh tế:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của du lịch đến môi trường biển hạ long (Trang 30 - 32)

Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.

 Nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào q trình tồn cầu hóa như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do… ngành Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức khơng nhỏ, địi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách.

 Điều tra, thống kê những chỉ tiêu về kinh tế, môi trường và xã hội đã tác động đến phát triển du lịch thành phố. Qua đó, đánh giá mức độ cảnh báo ở mỗi tiêu chí để có định hướng cụ thể cho triển khai thực hiện quy hoạch

hiệu quả hơn; phân bổ các nguồn lực hợp lý, tránh sự đầu tư lãng phí, khơng đúng đối tượng.

 Xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường mục tiêu và liên kết du lịch với các thị trường trong và ngồi nước. Có thể mở văn phòng đại diện, phát triển các cơ sở kinh doanh lữ hành, vận chuyển có năng lực để chủ động khai thác nguồn khách đến với Hạ Long từ các thị trường trong nước và quốc tế.

 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch. Cụ thể, cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhiều phân khúc thị trường du lịch. Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch quốc gia để tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế

 Nâng cao chất lượng dịch vụ và các sản phẩm du lịch. Cải thiện và đa dạng hóa các hoại hình cơ sở lưu trú phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của từng loại đối tượng từ sang trọng đến bình thường và tối thiểu. Các cơ sở lưu trú chú ý hoàn thiện các trang thơng tin riêng của mình để du khách có thể dễ dàng nắm bắt thơng tin, tăng tính thẩm mĩ và tiện nghi, đa dáng hóa các sản phẩm cung cấp và hỗ trợ như: quầy lưu niệm, điểm mua sắm, khu vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao, làm đẹp, chắm sóc sức khỏe,…

 Phát triển dịch vụ, hàng hóa và văn hóa ẩm thực phục vụ du lịch. Hệ thống nhà hàng khơng ngừng nâng cao chất lượng món ăn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, giá cả phải chăng.

 Cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng tại các địa điểm du lịch tập trung.

 Khai thác các đặc sản văn hóa của Hạ Long, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của Hạ Long

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của du lịch đến môi trường biển hạ long (Trang 30 - 32)