Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch của người dân bản xứ:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của du lịch đến môi trường biển hạ long (Trang 33 - 34)

Thay đổi suy nghĩ của dân bản xứ và cả những người khách du lịch đến với Hạ Long sẽ là việc làm hữu hiệu nhất để giúp cho hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

Việc giáo dục phải được bắt đầu từ trong trường học. Nơi những học sinh, sinh viên chính là chủ nhân của vùng đất này mai sau. Đưa tình u mơi trường tự nhiên, những giá trị văn hóa đến với các em là cách khiến các em trân trọng hơn những gì mà con người đang ngày ngày phá hủy. Từ đó dạy các em phải có trách nhiệm và có hành xử đúng đắn với mơi trường du lịch ở địa phương đó cũng như ở mọi nơi các em đi qua. Một số giải pháp cụ thể:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên

Hai là, hoàn thiện hệ thống tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường, tăng cường chia

sẻ tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường qua mạng cho giáo viên và học sinh.

Ba là, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục tăng cường phối hợp với tổ chức Đoàn –

Đội tổ chức nhiều hoạt động cụ thể và sinh động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại khóa về giáo dục mơi trường biển; khuyến khích động viên các em tham gia thi tìm hiểu về mơi trường dưới các hình thức bài viết, tranh vẽ, chụp ảnh, làm băng hình,…

Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi

trường biển nêu trên. Song song với việc phê bình, xử lý các hiện tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục môi trường, cần chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của du lịch đến môi trường biển hạ long (Trang 33 - 34)