Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (Trang 45 - 46)

- Ngành nghề khác

VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG 3.1 CƠ SỞ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1 Những tồn tại và nguyên nhân

Do vốn huy động chưa đủ đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân cũng như toàn bộ hoạt động tín dụng của NH nên sử dụng nhiều vốn điều chuyển làm cho chi phí tăng cao. Cụ thể, năm 2009 tổng vốn huy động là 345.922 triệu đồng, tăng dần sang 2010 là 473.879 triệu đồng, nhưng lại giảm 36,47% ở 2011 chỉ còn 301.044 triệu đồng. Do Hậu Giang là một tỉnh nhỏ đời sống người dân còn khó khăn, tình hình tài chính ở các địa phương chưa được đồng bộ. Vì thế người dân ít có nhu cầu gửi tiền vào NH để được hưởng lãi suất mà có khuynh hướng vay tiền để sản xuất kinh doanh, để làm cho chất lượng cuộc sống càng được nâng cao. Đó chính là lý do tại sao vốn huy động không đạt yêu cầu trong suốt những năm qua. Mặt khác, là do lạm phát tăng cao, lãi suất huy động cao đã gây khó khăn cho tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế do đó nguồn vốn của các tổ chức kinh tế cũng ít chảy vào NH.

Trong những năm qua doanh số cho vay đối với ngành Công nghệ chế biến luôn giảm đáng kể, làm cho Ngân hàng hết sức quan tâm. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay là 1.401.411 triệu đồng, đã giảm 45,05% so với năm 2009, và tiếp tục giảm 11,23% ở năm 2011. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vì doanh số cho vay đối với ngành Công nghệ chế biến luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã làm ảnh hưởng đến Việt Nam khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn, với phần cầu yếu đi thì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khốc liệt hơn và với những mặt hàng không có chất lượng cao sẽ phải giảm giá. Bên cạnh đó kéo theo cuộc khủng hoảng là lãi suất tăng cao khiến cho các doanh nghiệp e ngại vay vốn Ngân hàng và sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng chỉ chú trọng cho vay những lĩnh vực mạnh của NH như công nghiệp chế biến, công ty cổ phần,…mà thiếu quan tâm đến các thành phần không phải thế mạnh như DNTN, cá thể, tập thể và ngành nuôi trồng thủy sản nên dẫn đến tình hình nợ xấu của các thành phần này tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, nợ xấu ngành NTTS tăng dần qua 3 năm từ 3.190 triệu đồng năm

đồng, tuy tăng không nhiều nhưng vẫn cao hơn những thành phần khác. Một số nguyên nhân như:

Yếu tố chủ quan: khách hàng vay vốn và sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến không có khả năng hoàn trả vốn và lãi.

Từ phía NH: phạm sai lầm trong khâu thẩm định hoặc nới lỏng khâu tái thẩm định, chưa khai thác hết thông tin từ khách hàng, cho vay không đúng chu kỳ kinh doanh….

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w