2.3.1 Cơ hội
Là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thơng chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kơng; có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc
theo tỉnh, có 87,97 km biên giới với nước CHDCND Lào. Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Một yếu tố quan trọng nữa là ở phương diện quốc tế, Việt Nam đang từng bước hội nhập và tích cực tham gia các cơng ước quốc tế liên quan đến văn hóa và di sản, nâng cao dần vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa trên trường quốc tế. Cơng cuộc bảo tồn trùng tu di tích Huế ln được sự quan tâm và đánh giá cao của UNESCO trong các kỳ họp của UNESCO, cũng như của giới chun mơn quốc tế.
Ngồi vị trí thuận lợi, Thừa Thiên Huế có văn hóa phong phú và đa dạng, bao gồm: văn hoá vật thể và văn hố phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên, mơi trường, ... Với quần thể di tích Cố đơ Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế - Di sản văn hố thế giới, Thừa Thiên Huế là Trung tâm của con đường hành trình di sản văn hố thế giới của Việt Nam: Hạ Long - Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn - đường Hồ Chí Minh đã tạo ra sự liên kết về du lịch với các tuyến du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam,... Đặc biệt, Lăng Cô vừa được công nhận là 01 trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế.
Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Cố Đơ Huế mà Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đơ Huế đang thực hiện góp phần gìn giữ và làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc và cả của nhân loại. Với việc quan tâm đúng đắn đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị và nhận thức được mối quan hệ tổng hòa giữa di sản vật chất và di sản tinh thần cùng với cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái như hiện nay trong sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là nâng cao giá trị du lịch văn hóa một tầm cao mới, di sản Cố đơ Huế đã, đang và sẽ tiếp tục có được sức sống mới, một sự phát triển bền vững, có một sự cuốn hút và quan tâm đặc biệt của cộng đồng địa phương và quốc tế.
Ngoài liên kết với các địa phương truyền thống, như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình, du lịch Huế cịn khởi động và thúc đẩy thêm liên kết với Quảng Trị, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt; ký kết thỏa thuận hợp tác với Vietnam Airlines, Traveloka, Đường sắt, Bưu điện, Vietravel, Thiên Minh Group… những đối tác quan trọng, tạo ra bước đột phá cho công tác xúc tiến quảng bá bằng việc áp dụng thành quả cuộc Cách mạng 4.0. Đây là cơ hội để Huế thúc đẩy mạnh quảng bá và thu hút khách du lịch từ khắc nơi trên cả nước và quốc tế.