Quy hoạch, bảo tồn tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 37)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 3.1Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch ở Huế

3.2.5Quy hoạch, bảo tồn tài nguyên du lịch

Muốn phát triển bền vững thì khơng chỉ khai thác mà cịn phải tái tạo, duy trì sức sống của các điểm du lịch, cảnh quan.

- Đối với các điểm du lịch truyền thống: Chùa chiền, lăng tẩm, sơng Hương, cung đình... cần có kế hoạch trùng tu theo từng giai đoạn. Các tuyến du lịch theo quy hoạch cũ vẫn còn giá trị trong giai đoạn hiện nay như: Tuyến du lịch văn hố Cố đơ Huế - Huế city tour; Tuyến du lịch thành phố Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân; tuyến du lịch thành phố Huế - Thuận An - phá Tam Giang - đầm Cầu 74 Hai; tuyến du lịch TP Huế - A Lưới - đường mịn Hồ Chí Minh thì vẫn thực hiện và bổ sung thêm một số tuyến mới như: Tuyến du lịch thành phố Huế - Quảng Điền - khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; tuyến du lịch ven biển từ thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô; Tuyến du lịch Thành phố Huế - Nam Đông để khai thác tiềm năng du lịch và phục vụ nhu cầu du khách hiệu quả hơn.

- Rà soát, triển khai lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm phát triển du lịch để xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch theo từng giai đoạn. Cụ thể, tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển du lịch thành ba cụm với không gian rộng hơn, lựa chọn các địa điểm ưu tiên hơn:

+ Cụm du lịch trung tâm (Huế và phụ cận): Quy hoạch theo định hướng xây dựng thành khu du lịch quốc gia. Tập trung vào hạ tầng hệ thống các khu du lịch sinh thái đầm phá, hệ thống hạ tầng cơ sở như giao thông điện nước, cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng, khu lưu trú và trung tâm hội nghị; tăng cường quảng bá, xúc tiến đặc biệt là Festival.

+ Cụm du lịch Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô và phụ cận: Hạt nhân của cụm là các điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Hồ Truồi. Đối với cụm này cần phát triển hệ thống giao thông trong vùng đặc biệt là các tuyến đường ven đầm Lập An, khu vực vườn quốc gia Bạch Mã ; phát triển hệ thống các khu du lịch nghỉ biển ở khu vực Lăng Cô, Cảnh Dương; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu vực Nhị Hồ Suối Voi.

+ Cụm du lịch A lưới: Tài nguyên du lịch ở khu vực này chủ yếu là tài nguyên nhân văn. Đây là khu vực hạ tầng cịn yếu kém, vì vậy cần phải: nâng cấp hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nước, đầu tư xây dựng các mơ hình làng du lịch; nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo gắn liền với đặc trưng tài nguyên khu vực.

- Tăng cường chất lượng các chương trình lễ hội thu hút khách tham quan. Gắn các hoạt động lễ hội với đời sống thường ngày của người dân để tạo nên sức sống cho các chương trình văn hóa này.

- Tun truyền, vận động du khách tôn trọng thuần phong, mỹ tục của người dân địa phương.

- Huy động các nguồn lực đầu tư từ sự đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội du lịch, khách du lịch vào việc tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch.

- Giáo dục văn hóa cho thế hệ trẻ: thế hệ trẻ chính là người sẽ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của Huế, vì thế, cần đặc biệt quan tâm đến thế hệ này. Đây là những “hạt mầm” cần nhân rộng, phải tạo cho lớp trẻ niềm tự hào về truyền thống văn hóa của q hương ngay từ khi cịn nhỏ và khi còn trên ghế nhà trường, tổ chức các cuộc thi tài năng viết về văn hóa cho lớp trẻ; tạo điều kiện để có nhiều cơ hội được khám phá và trải nghiệm văn hóa lịch sử Huế, như được miễn phí vé tham quan di tích hoặc phải trả mức phí rất thấp.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 37)