Các chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng về thu nhập của Chính phủ Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng bất bình đẳng thu nhập và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập tại hàn quốc (Trang 25 - 28)

III. CÁC CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC

1.1. Các chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng về thu nhập của Chính phủ Hàn Quốc

THU NHẬP CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC

1. Các chính sách của Chính phủ

1.1. Các chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng về thu nhập của Chínhphủ Hàn Quốc phủ Hàn Quốc

a. Chính sách tái phân phối thu nhập

Tái phân phối thu nhập là việc nhà nước áp dụng các chính sách khác nhau để dịch chuyển thu nhập giữa các nhóm đối tượng khác nhau nhằm làm bình đẳng hóa mức thu nhập giữa các đối tượng này. Các biện pháp đang được thực hiện chủ yếu hiện nay tại Hàn Quốc là chính sách thuế thu nhập cá nhân và chính sách trợ cấp xã hội.

- Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.

Hàn Quốc đã bắt đầu áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 1948 đối với các cá nhân cư trú, được hiểu là người có nhà hoặc cư trú tại Hàn Quốc trong thời hạn 1 năm trở lên. Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân chiếm tới 20% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Luật Thuế thu nhập các nhân của Hàn Quốc có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhóm thu nhập. Chính phủ đã đánh thuế cao vào những đối tượng có thu nhập cao và rất cao trong xã hội và đánh thuế thấp với đối tượng có thu nhập trung bình. Việc áp dụng hệ thống thuế suất này đã cho phép điều tiết, phân phối lại thu nhập trong xã hội. Ngồi ra góp phần duy trì cơng bằng ngang với các thu nhập từ đầu tư và công bằng dọc với thu nhập từ làm công và kinh doanh.

 Các trường hợp giảm thuế và miễn thuế

Chính phủ Hàn Quốc quy định các loại thu nhập được giảm thuế như các khoản tiền lương của quân nhân phục vụ quân đội và người được triệu tập theo yêu cầu của luật pháp, khoản trợ cấp cho người lao động làm thêm giờ.

Chính phủ cũng quy định rõ về các trường hợp không phải chịu thuế như các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh của nông dan, tiền lương hưu; thu nhập từ việc chuyển nhượng nhà thông thường; thu nhập từ đất được đền bù nơng nghiệp…

Chính sách miễn giảm thuế này đã khuyến khích thành phàn dân cư có thu nhập trung bình, chủ yếu là đối tượng lao động chân tay, các hộ nơng dâ và các đối tương chính sách( người cao tuổi, người tàn tật, người có cơng…). Chính sách thuế của Hàn Quốc đã đóng vai trị đáng kể trong việc giảm bớt bất bình đẳng thu nhập ở nước này.

- Trợ cấp

Thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước và đây cũng là nguồn ngân sách chính để chính phủ tiến hành trợ cấp hco 1 số nhóm đối tượng. Đây được xem như 1 hình thức chuyển giao thu nhập từ những người có thu nhập cao sang người có thu nhập thấp, giúp san sẻ gánh nặng xã hội, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng thu nhập. Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng thực hiện những chính sách trợ cấp sau:

 Trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là 1 loại trợ cấp của chính phủ dành cho các đối tượng bị bắt thơi việc, có đăng kí thất nghiệp với cơ quan thẩm quyền, có khả năng và sẵn sàng làm việc. Thời gian đi làm cần thiết để hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 180 ngày trong vịng 18 tháng liền kề trước đó.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Hàn Quốc (2011) đã nghiên cứu về mức trợ cấp thất nghiệp ở Hàn Quốc là 50% thu nhập của người lao động ở tháng trước khi họ mất việc. Khoảng 87% công nhân, viên chức Hàn Quốc đã từng nhận trợ cấp thất nghiệp. Số lần được trợ cấp phần lớn là 1 lần, chiếm 82,4 %, một số người nhận tới 2 lần (13,3%) hoặc 3 lần (2,3%). Chính sách trợ cấp thất nghiệp của Hàn Quốc rất có ý nghĩa trong việc giảm gánh nặng cho lao động mất việc làm, tạo điều kiện để họ có thể tìm việc mới.

 Trợ cấp người cao tuổi

Xã hội Hàn Quốc có truyền thống tơn trọng người cao tuổi. Theo quy định của Hàn Quốc hiện nay, chỉ có người cao tuổi khơng có thu nhập nào khác mới được nhận trợ cấp, và khoản trợ cấp này vào khoảng 95.999 KRW/tháng. Chính phủ Hàn Quốc ước tính tổng nguồn tiêng trợ cấp lên đến 40000 tỷ KWR.

1.2. Chính sách lao động

a. Chính sách tiền lương

Năm 1986, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật tiền lương tối thiểu, cho phép nhà nước tham gia vào quá trình xác định lương giữa nhà quản lí và người lao động, buộc người sử dụng lao động trả lương không thấp hơn mức tối thiểu đã quy định. Mức lương tối thiểu được xác định bởi Hội đồng lương tối thiểu dựa trên chi phí sinh hoạt trung bình của cơng nhân và năng suất lao động.

Trong những năm gần đây, số lao động thời vụ và lao động bán thời gian đã tăng lên, để khắc phục tình trạng phân biệt đối xử giữa các loại hình lao động, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật bảo vệ lao động thời vụ năm 2016.

b. Chính sách đào tạo nghề

Phát triển hệ thống đào tạo nghề dài hạn: Chính phủ Hàn Quốc hướng tới đào tạo kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp trọng diểm qua hệ thống đào tạo nghề như chương trình đạo tạo bước đầu và chương trình phát triển năng lực dạy nghề (1995).

c. Chính sách phát triển kĩ năng

Hệ thống bảo hiểm việc làm EIS là chương trình quan trọng nhất của Hàn Quốc cho đào tạo dạy nghề, trong đó nổi bật là chương trình phát triển kĩ năng SDP, mơt hệ thống khuyến khích các doanh nghiệp và lao động tích cực tham gia vào đào tạo nghề và giáo dục suốt đời thơng qua hỗ trợ tài chính.

Đối với doanh nghiệp, chính phủ thực hiện những nỗ lực đặc biệt để hỗ trợ thành lập tổ chức đào taọ, trang trải chi phí cơ sở vật chất và điều hành. Đối với lao động, chương trình hỗ trợ trực tiếp việc tham dự khóa đào tạo như trợ cấp tham gia khóa đào tạo, cho vay học phí, vay phục vụ mục đích phát triển kĩ năng.

Ổn định và phát triển thị trường việc làm: để đảm bảo và tạo ngày càng nhiều việc làm. Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một nỗ lực để thay đôỉ điều kiện thị trường lao động bằng cách sửa đổi chính sách việc làm và quản lí pháp luật, chẳng hạn như Đạo luật Chính sách việc làm cơ bản (2007), Đạo luât An ninh việc làm (2008), Chính sách xúc tiến việc làm cho người cao tuổi (2008).

Năm 2009, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra Chương trình An ninh việc làm (2009) với mục đích tạo được an ninh việc làm cho người lao động và giúp họ trau dồi kĩ năng nghề nghiệp.

e. Chính sách chống thất nghiệp

Hệ thống bảo hiểm việc làm (EIS) là một chương trình thực hiện trợ cấp, ngăn chăn thất nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, khuyến khích tham gia thị trường lao động, và giúp phát triển dạy nghề. Hệ thống này có ba chương trình lớn, đó là

“Chương trình việc làm ổn định”, “ Chương trình phát triển kĩ năng” và “Phúc lợi thất nghiệp”.

f. Chính sách hỗ trợ lao động nữ, lao động lớn tuổi và tàn tật

“Đạo luật tuyển dụng cơng bằng và hịa giải gia đình” được ban hành với nội dung cấm phân biệt đối xử giới trong tuyển dụng, tiền lương và cơ hội thăng tiến. Một nỗ lực khác là sửa đổi chế độ thai sản cho phụ nữ, giúp khuyến khích phụ nữ tham gia lao động và tiếp tục lao động sau khi lập gia đình.

Đối với người cao tuổi, người tàn tật, khuyết tật, chính phủ cũng lập Ủy ban xúc tiến việc làm (1990), giúp họ có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng bất bình đẳng thu nhập và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập tại hàn quốc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)