ĐẲNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Đánh giá chung mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởngkinh tế ở Hàn Quốc kinh tế ở Hàn Quốc
Từ phân tích ở trên, tiểu luận đưa ra một số đánh giá về thực trạng mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc như sau:
Trong suốt giai đoạn tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập ở Hàn Quốc vẫn giữ ở mức tương đối bình đẳng. World Bank (2004) và OECD (2011) đánh giá Hàn Quốc như một quốc gia điển hình thành cơng đặc biệt bởi thành tựu “tăng trưởng đi đơi với bình đẳng” và vì vậy nhìn chung nó đi ngược với lý thuyết chữ U ngược của Kuznet. Hệ số Gini dược tổng hợp của Hàn Quốc chỉ ra rằng khơng có sự thay đổi
nghiêm trọng nào trong phân phối thu nhập suốt giai đoạn từ năm 1965 đến 1993 dù giai đoạn này Hàn Quốc đạt được rất nhiều thành tích lớn trong tăng trưởng kinh tế. Theo Ann (1997), hệ số Gini của hàn Quốc chỉ dao động quanh mức 0,35-0,4, chỉ có giai đoạn 1970-1972 là Gini giảm xuống ngưỡng 0,31 và giai đoạn 1989- 1991 tăng lên trên ngưỡng 0,4.
Ta có thể thấy, mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Hàn Quốc ở mức trung bình so với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Kinh tế Hàn Quốc không chỉ tăng trưởng nhanh mà đã kết hợp tốt giữa tăng trưởng và dân chủ, phát triển giữ kinh tế và chăm sóc con người.
Mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Hàn Quốc còn thấp hơn một số quốc gia phát triển ở Phương Tây như: Hoa Kỳ, Anh,... và quốc gia láng giềng Nhật Bản. Trong khu vực, theo số liệu của Liên Hợp Quốc, hệ số Gini và phân phối thu nhập giữa những người giàu nhất và nghèo nhất trong xã hội Hàn Quốc ở mức thấp khi so sánh với những nước phát triển ở Châu Á khác, đồng thời hệ số Gini có xu hướng giảm (Trong khi hệ số Gini ở Nhật bản đã tăng từ mức thấp 0,249 năm 1993 lên 0,32 năm 2000)
(Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người năm 2006, UNDP)
Có thể thấy Hàn Quốc là ví dụ điển hình cho mối quan hệ khơng thuận chiều giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng thần kỳ nhưng lại không gây ra sự cách biệt quá lớn trong phân phối thu nhập.
2. Ứng dụng các mơ hình xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
2.1. Mơ hình chữ U ngược của Simon Kuznets
Xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, Kuznets (1955) dự đốn rằng khi nền kinh tế có tăng trưởng, bất bình đẳng thu nhập ban đầu sẽ tăng, sau đó chạm đỉnh và giảm dần.
Tuy nhiên, xét trong nền kinh tế Hàn Quốc những năm tăng trưởng, ta thấy cụ thể như sau:
Bất bình đẳng thu nhập ở Hàn Quốc tăng nhanh trong nửa đầu những năm 1960 khi Chính phủ bắt đầu thực hiện chuỗi các kế hoạch phát triển 5 năm. Đúng với giả thuyết của Kuznets, bất bình đẳng thu nhập giảm dần trong suốt những năm 1980 tới những năm 1990 sau khi đã chạm đỉnh tới hạn. Theo như Fields và Yoo (2000), hệ số Gini dựa trên thu nhập lao động của Hàn Quốc đã giảm 11 điểm (tương đương 27%) trong khoảng thời gian từ 1976-1993. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập đã bật lên trong những năm cuối thập kỉ 90 khi Hàn Quốc trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Dựa theo số liệu chiều dọc, mơ hình chữ U ngược đã gần đúng với hệ số Gini trong thập kỉ từ đầu những năm 1980 đến cuối những năm 1990 (theo Sung 2010).
Theo nghiên cứu “Empirical Analysis on Determinants of Income Inequality in Korea” đăng trên tờ International Journal of Advanced Science and Technology tháng 4 năm 2013, đánh giá xu hướng và các tác động ảnh hướng đến bất bình đẳng thu nhập của Hàn Quốc trong giai đoạn 1980 – 2012 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập đã tăng từ năm 2003 và chạm đỉnh năm 2009. Tiếp đó giảm nhẹ trong năm 2010 và giữ nguyên trong năm 2011. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn này, giả thuyết mơ hình chữ U ngược của Kuznets là không phù hợp với diễn biến của bất bình đẳng thu nhập ở Hàn Quốc.
2.2. Mơ hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A. Lewis
Tương tự như mơ hình chữ U ngược của Simon Kuznets, mơ hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A. Lewis cũng đúng với sự bất bình đẳng trong thu nhập của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960 đến những năm đầu của thập kỷ 90.
Vực dậy từ hậu quả nặng nề của chiến tranh, Hàn Quốc buộc phải có những kế hoạch tăng trưởng nhanh, cụ thể là chuỗi kế hoạch phát triển 5 năm bắt đầu từ năm 1960. Kết quả là trong giai đoạn 1960 -1980, Hàn Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc gia của Hàn Quốc trung bình trên 8% mỗi năm, từ 3,3 tỉ USD vào năm 1962 đến 204 tỉ USD vào năm 1989. Thu
nhập bình quân đầu người tăng từ 87 USD vào năm 1962 lên 4.830 USD vào năm
1989. Tỷ trọng của khu vực chế tạo trong GNP tăng từ 14,3% vào năm 1962 lên 30,3% năm 1987. Tổng khối lượng hàng hoá trao đổi tăng từ 480 triệu USD vào năm 1962 lên 127,9 tỉ USD vào năm 1990. Tỉ lệ tiết kiệm nội địa của GNP tăng từ 3,3% vào năm 1962 lên 35,8% vào năm 1989 (Theo Wikipedia – Kinh tế Hàn Quốc). Song song với sự phát triển này là quá trình dịch chuyển nguồn lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và sự phân phối lại thu nhập ở giai đoạn sau của q trình phát triển như mơ hình của Lewis.
KẾT LUẬN
Trên đây, chúng ta đã đi vào tìm hiểu, phân tích và làm rõ thực trạng bất bình đẳng thu nhập và mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Hàn Quốc.
Có thể nói, Hàn Quốc là một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Với những thành cơng của q trình phát triển, có thể xem đây như là một hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam. Những bài học để lại của Hàn Quốc, cả về phát triển kinh tế, cả về bình đẳng xã hội, những thành cơng và thất bại chắc chắn đều có thể giúp ích cho đất nước ta, một nước đang trên đà cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Ngọc Linh – TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Giáo trình Kinh tế
phát triển, NXB ĐH Kinh tế quốc dân năm 2008.
2. Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), 2006. Báo cáo Phát triển Con người 2015.
3. Website của Ngân Hàng Thế giới: http:/www.worldbank.org 4. Website của Liên Hợp Quốc: http:/www.un.org
5. Website của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: http:/www.oecd.org 6. Các tư liệu khác.