Đánh giá các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng bất bình đẳng thu nhập và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập tại hàn quốc (Trang 28 - 31)

III. CÁC CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC

2. Đánh giá các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc

2.1. Thành tựu đạt được

Trên con đường phát triển của mình. Hàn Quốc đã lựa chọn và chứng tỏ thành cơng của mình với mơ hình tăng trưởng đi đơi với bình đẳng. Theo mơ hình này, q trình tăng trưởng nhanh và cơng bằng xã hội cao hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưởng nhanh góp phần cải thiện mức độ cơng bằng, hoặc là khơng làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở mức độ cho phép. Các chính sách của Chính phủ đóng vao trị quyết định đến giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và giảm bất bình đẳng phân phối thu nhập .

Tại Hàn Quốc, khoảng cách về thu nhập và giàu nghèo được thu hẹp khi kinh tế tăng trưởng nhanh. Trong thời kì tăng trưởng cao, tỉ lệ thu nhập bình quân đầu

người của khu vực thành thị giàu nhất với tỉnh nghèo nhất vẫn ln duy trì ở mức 2,0 từ năm 1971 đến năm 1981 và sau đó đến năm 1991 giảm xuống cịn 1,75.

Hàn Quốc cũng là một đất nước có sự tương đồng với Việt Nam, từ một dân tộc nghèo khó, phải chịu hậu quả của chiến tranh, thậm chí phải trải qua nạn đói vào những năm 1950. Trong vòng 35 năm, Hàn Quốc đã chuyển từ nên công nghiệp lạc hậu sang sản xuất công nghiệp cạnh tranh toàn cầu, từ một trong những nước nghèo đã trở thành nước có nền cơng nghiệp phát triển và hiện đại, từ một nước kém phát triển đã vượt qua giai đoạn tăng trưởng ban đầu và sau đó thành công trong giai đoạn phát triển bền vững.

Chỉ hơn 3 thập kỉ, Hàn Quốc đã tạo ra sự tăng trưởng ngoạn mục mà hầu như không cần nhiều đầu tư quốc tế và đã theo đuổi 1 hướng đi khác để nhập khẩu công nghệ hiện đại và tiếp cận thị trường, tăng trưởng dựa trên tiết kiệm của quốc gia của từng doanh nghiệp và do chính người Hàn Quốc quản lý.

Sự thành công về tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là nhờ có chính sách đúng đắn trong các lĩnh vực then chốt, nhất là ác vấn đề về giáo dục, y tế và công bẳng xã hội. Hệ thống giáo dục – đào tạo của Hàn Quốc rất chú trọng tới hoạt động dạy nghề và rèn luyện kĩ năng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế tạo đang ngày một lớn mạnh. Ngay cả những chiến lược cơng nghiệp có tính định hướng của Chính phủ cũng được bắt đầu bằng việc đầu tư vào vốn con người. Hàn Quốc đã thực hiện cơng nghiệp hóa trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo. Tỉ trọng dành cho giáo dục vào cuối thập niên 1950 chỉ có dưới 10% ngân sách nhà nước nhưng đã tăng liên tục lên 15% - 18% trong thập niên 1960 và 19% - 21% trong đầu thập niên 1980. Với hệ thống y tế có chi phí vừa phải, Hàn Quốc đã giúp nhiều gia định tránh đươc bẫy nghèo do chi phí y tế quá cao và mất thu nhập khi gia đình có người ốm.

Có thể nói chính phủ Hàn Quốc đã thành cơng trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với cơng bằng xã hội, góp phần đưa đất nước Hàn Quốc phát triển nhanh chóng, tồn diện và bền vững như ngày nay.

Hàn Quốc nổi tiếng về sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp và tập đồn có quy mơ lớn và điều đó đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm mới, thâm nhập thị trường mới và chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu. Nhưng chính sách này đã bắt đầu thay đổi từ những năm 80 khi mà nhu cầu thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường mới và phát triển các sản phẩm mới đã trở nên ít cấp thiết hơn so với nhu cầu duy trì khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp lớn gặp nhiều vấn đề về chi phí lao động và quản lý cao, do vậy cần đưa các doanh nghiệp nhỏ vào. Hệ số bất bình đẳng của Hàn Quốc đạt mức cao nhất vào cuối những năm 70 khi mà đất nước này đang ủng hộ cho các doanh nghiệp lớn, nhưng sau đó hệ số này đã giảm mạnh khi họ thay đổi chính sách này.

Chính phủ Hàn Quốc dành khá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ (SME) trong nước. Hàn Quốc vẫn giữ nhiều hàng rào bảo vệ họ khỏi cạnh tranh. Hỗ trợ của chính phủ dành cho các SME tăng từ dưới 6000 tỷ won năm 2008 lên 10000 tỷ vào năm 2009. Bảo lãnh nợ công tăng từ 33000 tỷ won trong thời khủng hoảng châu Á lên tới 60000 tỷ won vào năm 2009. Trong khi đó các cơng ty nhỏ lại đang bị đẩy ra thị trường nhân lực và kĩ năng. Và vì các mức lương ở chaebol thường tăng theo thâm niên lao động, nên họ thu hẹp quỹ lương bằng việc sa thỉa nhân cơng cũ. Do đó, tất acr những trợ giúp này đã làm giảm hiệu qảu và mất đi khả năng cạnh tranh của các SME.

Tổng thu từ thuế chỉ chiếm 26% GDP. Thuế đánh vào lao động đặc biệt thấp nhằm thúc đẩy việc làm và đầu tư nước ngoài. Nhưng hậu quả là tiêu dùng xã hội thấp (11%); chi tiêu cơng dành để trợ cấp hộ gia đình đặc biệt thấp (chưa bằng ¼ mức trung bình ở nước giàu) và hệ thống trợ cấp thuế vào loại thấp trong khối OECD về giảm bất cơng và nghèo đó. Hệ thống trợ cấp thuế của Hàn Quốc chỉ giảm được 18% nghèo đói. Do vậy, Hàn Quốc cần tăng thuế và chi tiêu xã hội nhằm giảm nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thực trạng bất bình đẳng thu nhập và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập tại hàn quốc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)