Lực lượng lao động ở Việt Nam và tác động của lực lượng lao động đến tăng trưởng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam1 (Trang 27 - 30)

kinh tế ở Việt Nam

4.1. Lực lượng lao động ở Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến quý 1 năm 2015, cả nước có gần 70 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53.6 triệu người thuộc lực lượng lao động.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77.3%. Khác biệt về mức độ tham gia hoạt động kinh tế giữa khu vực thành thị và nơng thơn cịn đáng kể, khoảng 10% (70.9% và 80.7%). Bên cạnh đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam và nữ cũng có sự chênh lệch. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là 72.4%, thấp hơn tới 10.2% so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam (82.6%). Tỷ số việc làm trên dân số thành thị là 68.6%, thấp hơn tỷ số này ở khu vực nông thôn khoảng 10.7%.

Đến quý 1 năm 2015, cả nước có 52.4 triệu lao động có việc làm và hơn 1.2 triệu lao động thất nghiệp.

Tỷ trọng lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế xã hội năm 2015

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy mặc dù có sự tăng lên về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến nay vẫn còn gần 68.4% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nơng thơn. Ba vùng có thị phần lao động lớn nhất theo thứ tự vẫn là Đồng bằng song Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm giữ tới 63% tổng lực lượng lao động cả nước. Lao động nữ chiếm khoảng 48.1% (tương ứng với 25.82 triệu người) tổng lực lượng lao động trong quý 1 năm 2015.

Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77.3%. Mức độ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực thành thị và nơng thơn vẫn cịn khác biệt đáng kể, hiện khoảng 9.8 % (70.9% và 80.7%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là 72.4%, thấp hơn tới 9.8% so với lao động nam (82.6%). Đáng chú ý, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở hai vùng miền núi là Trung du và miền núi phía Bắc (84.6%) và Tây Nguyên (83.5%) hiện đạt cao nhất nước thì tỷ lệ thấp nhất lại thuộc về hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ nơi có hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

chính quy, 3.4135 triệu người tốt nghiệp cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và 4.4832 triệu người có trình độ đại học trở lên (theo Báo cáo Lao động và việc làm năm 2015 – Tổng cục thống kê). Có thể thấy trong những năm gần đây, lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nguồn cung lao động ln xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thơng tin - viễn thơng, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam vẫn thấp.

Kỷ luật lao động của người lao động Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, khơng có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Từ những số liệu trên đây, ta có thể thấy được Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, chưa được nâng cấp, cịn đào tạo thì chưa đến nơi đến chốn, nhiều người chưa được đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Ở Việt Nam chưa có những tổng cơng trình sư, kỹ sư, nhà khoa học thật sự giỏi, chưa có những chuyên gia giỏi, chưa có những nhà tư vấn, nhà tham mưu giỏi, đặc biệt rất thiếu những nhà lãnh đạo và nhà quản lý giỏi.

4.2. Tác động của lực lượng lao động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Hiện nay, dân số nước ta thuộc dạng dân số trẻ, nghĩa là số người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn. Điều này đã giúp chúng ta có lực lượng lao động lớn ln sẵn sàng. Sự gánh vác cho những người ngoài độ tuổi lao động trên mỗi lực lượng lao động vì vậy cũng khơng q cao. Điều này vừa giúp giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội như y tế hay trợ cấp hưu trí, vừa tạo nguồn lực để phát triển kinh tế.

Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sẽ và thực chất đang thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài đầu tư vào trong nước. Vốn đầu tư từ nước ngoài đối với một nước đang phát triển và đầu tư trong nước chưa hiệu quả như Việt Nam đang tạo ra cơ hội lớn cho bước đà phát triển của đất nước. Tuy nhiên lợi thế này chỉ được phát huy và khai thác triệt để khi một quốc gia có những thể chế và chính sách phát triển thích hợp, tạo điều kiện để biến các tiềm năng tích cực của q trình dân số vàng trở thành hiện thực.

Xét về mặt giới tính, hiện nay trong các doanh nghiệp ở nước ta, tầm quan trọng của các lao động nữ là rất lớn, nhất là trong những ngành đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt trong lao động. Nhóm các ngành nghề như may mặc, giày da hay lắp ráp linh kiện điện tử thì gần như tồn bộ các lao động là nữ. Trong nhóm các ngành cơng nghiệp nặng thì tỷ lệ lao động nữ có thấp hơn. Trong tương lai vai trị của nữ giới ngày càng bình đẳng với nam giới trong xã hội, các mức đãi ngộ cũng tăng lên dần. Các chính sách của nhà nước cũng coi trọng và đánh giá cao vai trò của nữ giới đối với xã hội. Với các mức thu nhập, chế độ thai sản, nghỉ phép hợp lý hơn. Trong thời gian tới, với cơ cấu giới tính này, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ MƠ HÌNH DÂN SỐ Ở VIỆT NAM ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH

TẾ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam1 (Trang 27 - 30)