Phát triển chiến lược an sinh xã hội phù hợp

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam1 (Trang 32 - 35)

Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Đảng và Nhà nước đã đặt quyết tâm phát triển hệ thống an sinh xã hội bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và tiếp cận dần với chuẩn mức quốc tế. Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị- xã hội, phát triển bền vững.

An sinh xã hội thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh, đảm bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống, do vậy nó có tác dụng thúc đẩy bình đẳng và cơng bằng xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống an sinh xã hội thơng qua tác động tích cực của các chính sách chăm sóc sức khỏe, an tồn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và tồn bộ q trình phát triển kinh tế nói chung. Với những lợi ích đó, phát triển an sinh xã hội thực sự là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết để nâng cao đời sống người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển ổn định, bền vững của đất nước.

Trong thời gian qua, mặc dù nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm đầu tư cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo, xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo… Các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia đã thu được những kết quả rất tốt đẹp, đã được dư luận quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Những thành tích mà Việt Nam đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng đồng, thực hiện BHYT cho người dân, KCB cho người nghèo, chăm sóc các bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế... là những minh chứng về những tiến bộ đáng kể thực hiện an sinh xã hội.Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam chưa phát triển đồng bộ và tương xứng với thành tựu phát triển kinh tế, biểu hiện ở mức độ phổ quát chưa cao, khả năng tiếp cận còn hạn chế, cịn nhiều chính sách bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết, chưa huy động nguồn lực và chưa bảo đảm tính bền vững.

Để phát triển an sinh xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã định hướng “Chiến lược phát triển an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020” cũng như "Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, với mục tiêu là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hiện đại và xếp vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình, thể hiện nhất quán chủ trương của Đảng “… xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ

càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI).

Để bảo đảm hệ thống an sinh xã hội được phát triển phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần có những giải pháp, định hướng cụ thể và đúng đắn như:

- Tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động.

- Mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.

- Hỗ trợ thường xuyên đối với người có hồn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm sốt (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thơng qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm.

- Tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.

4. Chiến lược phát triển bền vững và lâu dài nguồn lao động chất lượng cao, để đáp ứng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

- Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề và phân công lao động

- Cần có chính sách thu hút nhân tài, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động phát huy năng lực của mình. Lao động chất xám phải được trọng dụng và thực sự được tơn trọng. Cần có chính sách trải thảm đỏ đón tri thức thế giới bằng những việc làm cụ thể như vấn đề lương bổng, ưu đãi chỗ ở, ưu đãi về thuế,…

- Khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập trung tâm đào tạo, nghiên cứu, trường đại học, để đón nhận kiến thức và tạo thêm môi trường làm việc cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, trong chiếc lược phát triển bền vững và lâu dài nguồn nhân lực chất lượng cao, thì Nhà nước cần nhanh chóng cải cách hệ thống giáo dục đào tạo từ Trung ương tới cơ sở, nhất là về mặt nội dung phương pháp đào tạo. Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư kinh phí thỏa đáng cho đào tạo nguồn nhân lực chất xám. Giáo dục phải thực sự được xem là quốc sách hàng đầu, là ngành công nghiệp mũi nhọn. Công nghiệp giáo dục phải được xem là “cái máy cái” sản sinh ra sản phẩm chất xám là sản phẩm có vai trị quyết định trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

KẾT LUẬN

Dân số là vấn đề lớn đang được cả xã hội quan tâm. Bài nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận quan trọng: Sự biến động dân số có tác động, ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng của nền kinh

tế. Có thể nói, biến động dân số đã tạo nhiều lợi tức cho sự phát triển kinh tế cho Việt Nam. Đó là một nguồn lao động dồi dào.

Tuy nhiên, việc tăng dân số quá nhanh, những biến động thất thường về cơ cấu dân số, hay các chính sách dân số khơng hiệu quả lại có tác động khơng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó thấy rằng: một tốc độ gia tăng dân số chậm mới tạo điều kiện cho sự tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người diễn ra nhanh hơn, bền vững hơn, đồng thời khi đất nước có những sự điều chỉnh và kiểm sốt biến động dân số mạnh mẽ và tốt hơn thì khả năng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố khác càng được thể hiện rõ nét.

Quản lí tốt cơng tác dân số, tận dụng được lợi tức từ dân số cùng những chính sách đúng đắn sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng.

Học sinh sinh viên là những người chủ tương lai của đất nước, hơn lúc nào hết cần được trang bị những kiến thức cơ bản về dân số học, giáo dục dân số và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Các trang web: 1. Wikipedia 2. Cafef.com.vn 3. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 4. http://baotintuc.vn/viec-lam/gia-tang-ty-le-that-nghiep-cua-nguoi-co-trinh-do-dai-hoc-tro- len-20140701192626859.htm 5. http://voer.edu.vn/m/cac-nhan-to-cua-su-tang-truong-va-phat-trien-kinh-te/53844ebb 6. http://voer.edu.vn/m/tac-dong-giua-nguon-nhan-luc-va-chuyen-dich-co-cau-kinh-te/ cd80669c 7. http://voer.edu.vn/m/chat-luong-nguon-nhan-luc/758c8b47 8. http://ajc.edu.vn/Nghien-cuu-khoa-hoc/Hoan-thien-chinh-sach-an-sinh-xa-hoi-phu-hop-voi- qua-trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cua-dat-nuoc/22926.ajc 9. http://www.indexmundi.com/vietnam/age_structure.html 10. http://worlds-population.com/en/Viet_Nam/ 11. http://hdr.undp.org/sites/all/themes/hdr_theme/country-notes/VNM.pdf 12. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=14342

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam1 (Trang 32 - 35)