CHƯƠNG II : QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NỢ CÔNG VIỆT NAM 2006-2017
2.5.2. Cơ cấu nợ công
Theo nguồn hình thành
Nợ trong nước
Trong cơ cấu nợ công, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% tổng số dư nợ cơng và bằng 43,1% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% tổng số dư nợ công và bằng 11,7% GDP; nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1,0% tổng số dư nợ công và bằng 0,5% GDP.
Nợ nước ngồi
Trong đó, số vay trả nợ nước ngồi của quốc gia trong năm là 693.011 tỷ đồng (tương đương 33.134 USD). Con số này cao hơn 154.000 tỷ đồng so với năm 2012 (vay và trả nợ nước ngồi năm 2012 đạt 538.986 tỷ đồng). Tính đến cuối năm 2013, tổng nợ nước ngồi của Việt Nam là 65,46 tỷ USD, trong đó nợ dài hạn là 54,4 tỷ USD, nợ ngắn hạn là 11,49 tỷ USD, và 485 triệu USD là khoản tín dụng của IMF.
Theo phương thức huy động các khoản nợ
Các khoản nợ huy động bằng việc phát hành trái phiếu chính phủ
Trong cơ cấu vốn vay nợ cơng thì mức huy động vốn vay chính phủ chiếm tỷ lên cao nhất khoảng 1192 tỷ đồng chiềm khoảng 72% tổng vốn huy động.
Nợ do chính phủ bảo lãnh
Vốn vay do chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 392 nghìn tỷ đồng, chiếm 24% vốn huy động và huy động vốn vay của chính quyền địa phương đạt 68 nghìn tỷ tương đương với 4% trong tổng vốn vay của khu vực cơng.
Ngồi ra, vay trả nợ của Chính phủ năm 2013 đạt 185.814 tỷ đồng (nhiều hơn 31.429 tỷ đồng trong năm 2012); vay và trợ nợ được Chính phủ bảo lãnh là 80.218 tỷ đồng (nhiều hơn 10.000 tỷ đồng năm 2012).
Nợ ODA
Phần lớn các khoản vay nước ngồi của Chính phủ có thời hạn dài với lãi suất ưu đãi (vay ODA). Các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới có thời hạn 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn, khơng lãi và phí quản lý là 0,75%/năm; khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và có lãi suất từ 1% -1,5%/năm; các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm.