Thực trạng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thị trường chứng khoán phái sinh, kinh nghiệm của thế giới và bài học cho việt nam (Trang 27 - 29)

Phần 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.1. Thực trạng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

+ Ngày 10/08/2017, thị trường chứng khốn phái sinh chính thức ra mắt và khai trương với sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Điều nay tương tự kinh nghiệm ở Thái Lan khi hợp đồng tương lai là sản phẩm được triển khai đầu tiên và rất thành công.

Đây là sản phẩm phái sinh đầu tiên được chính thức giao dịch trên sàn giao dịch. Nhưng thực tế trong giai đoạn 2007 - 2009, một số sản phẩm phái sinh đầu tiên mà chủ yếu là quyền chọn cổ phiếu đã được cơng ty chứng khốn giao dịch trực tiếp với khách hàng. Chứng tỏ nhu cầu thực tế về các sản phẩm phái sinh mặc dù chỉ mới được giao dịch trên sàn phi tập trung.

+ Sau 2 năm chính thức hoạt động (10/8/2017 - 10/8/2019), thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) đã được cơng chúng đầu tư đón nhận và có bước phát triển ấn tượng. Thị trường đã thể hiện tốt vai trị là cơng cụ phịng ngừa rủi ro, góp phần tích cực vào việc giữ chân dịng vốn trên thị trường cơ sở, đồng thời thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Trong khi các nước trong khu vực, mở cửa thị trường phái sinh sau khoảng 30 năm kể từ ngày mở cửa thị trường chứng khốn cơ sở, thì tại VN, thời gian đã được rút ngắn chỉ còn sau hơn 17 năm.

Hình 5. Biểu đồ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Nguồn: Bộ tài chính

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy TTCKPS đã có bước tăng trưởng tốt và ổn định. Giao dịch trên thị trường diễn ra sôi động, đặc biệt tăng mạnh khi thị trường cơ sở có biến động mạnh. Trong 2 năm qua đã có hơn 36 triệu hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 được giao dịch. Nhìn chung số lượng hợp đồng bình qn phiên có xu hướng tăng mạnh đến cao nhất tháng 7/2018 đạt 130.000 hợp đồng bình quân phiên và riêng 7 tháng đầu năm 2019 dao động trong 100.000 hợp đồng/phiên. Nếu so sánh với giao dịch của sản phẩm tương tự là sản phẩm HĐTL trên chỉ số SET50 trên thị trường phái sinh Thái Lan (vốn là thị trường phát triển trong khu vực với 13 năm tuổi) thì mức giao dịch này tương đương khoảng 70% so với giao dịch bình quân của HĐTL trên chỉ số SET50. Chứng tỏ số lượng hợp đồng được giao dịch là tương đối lớn ở nước có TTCKPS cịn non trẻ như ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thị trường chứng khoán phái sinh, kinh nghiệm của thế giới và bài học cho việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)