Hoàn thiện hệ thống pháp lý song song với việc ban hành một số chính

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thị trường chứng khoán phái sinh, kinh nghiệm của thế giới và bài học cho việt nam (Trang 31 - 39)

Phần 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.3. Bài học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý song song với việc ban hành một số chính

sách khuyến khích phát triển thị trường

Đối với hầu hết các TTCK cơ sở, sự hình thành và phát triển của chúng là do nhu cầu của xã hội và thông thường sự ra đời của chúng được hình thành trước khi có sự ra đời của một hệ thống khung pháp lý hoàn thiện. Tuy nhiên, do TTCK phái sinh là TTCK bậc cao và vận hành dựa trên nền tảng các cơng cụ phịng vệ mang tính địn bẩy, tỷ lệ ký quỹ thấp, các hoạt động đầu cơ, làm giá có thể gây lũng đoạn thị trường cũng như tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống tài chính. Do đó, để xây dựng một TTCK phái sinh phát triển bền vững, an toàn, lành mạnh, nhất thiết phải tạo lập một khung pháp lý cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành một cách rõ ràng, chặt chẽ, toàn diện. Đây là một yêu cầu thiết yếu cho việc hình thành và phát triển thị trường này. Vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc như:

• Đưa ra một số chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các nhà đầu tư gia nhập vào thị trường CKPS Việt Nam

3.3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng tính phức tạp của TTCK phái sinh

Việc giao dịch các chứng khốn phái sinh địi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, nhất là hệ thống công nghệ thông tin, do việc giao dịch chứng khoán phái sinh phải được khớp lệnh liên tục, với tốc độ cao. Vì vậy, việc yêu cầu hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc xây dựng và quản lý vận hành thị trường phức tạp như TTCK phái sinh, nhất thiết phải xây dựng cơ quan thanh toán bù trừ đối tác trung tâm (CCP).

+ Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phát triển hệ thống CCP:

Đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, đồng bộ hóa các hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát, hệ thống công bố và phân phối thông tin, hệ thống lưu ký, hệ thống thanh toán vầ bù trừ, hệ thống đăng ký… các hệ thống phải được xây dựng và thiết kế tiến tiến hiện đại và tiêu chuẩn quốc tế.

Mọi hệ thống phục vụ cho thị trường tài chính phái sinh phải có tính tự động hóa cao, nhằm đảm bảo tính minh bạch, tức thời, bảo mật và tồn vẹn thơng tin. Hỗ trợ giao dịch hỗ trợ nhiều phương thức giao dịch, nhiều hình thức giao dịch. Hiện tại, UBCKNN đang triển khai gói thầu về cơng nghệ thơng tin cho toàn bộ thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cấu phần thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành và chạy thử nghiệm hệ thống giao dịch và thanh toán bù trừ cho TTCKPS mất khá nhiều thời gian, dự kiến cuối 2019 mới hồn thành. Do đó, để kịp tiến độ triển khai TTCKPS vào giữa năm 2017, UBCKNN đã chỉ đạo SGDCK Hà Nội - HNX Hà Nội và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam - VSD đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phù hợp cho giai đoạn thiết kế, vận hành các sản phẩm ban đầu là Bond Futeres và Index Futures.

Trên cơ sở đó, UBCKNN đã chỉ đạo VSD ( Trung tâm lưu ký chứng khoán) phối hợp với HNX ( Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) lựa chọn đối tác cung cấp hạ tầng công nghệ phù hợp để sớm triển khai thực hiện. Hiện tại, VSD và HNX cũng đang làm việc với nhà cung cấp hệ thống để đầu tư thiết kế hệ thống và triển khai kết nối với các thành viên thị trưởng, tổ chức thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để test thử nghiệm.

3.3.3. Thông tin, tư vấn tiếp tục phát triển cơ sở nhà đầu tư

Trên cơ sở Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khốn phái sinh, Thơng tư 11/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của nghị định này:

- Cơ quan quản lý cần hướng dẫn các cơng ty chứng khốn để các nhà đầu tư tổ chức được mở tài khoản ký quỹ đứng tên họ, thay vì thực hiện ký quỹ trên tài khoản tổng đứng tên cơng ty chứng khốn.

- Đồng thời hướng dẫn ngân hàng thực hiện việc kiểm soát tài sản ký quỹ của các khách hàng. Đối với nhà đầu tư cá nhân, cần tăng cường thực hiện các chương trình đào tạo khi họ tham gia thị trường tái chính phái sinh. Việc đào tạo này cần được công ty chứng khốn thực hiện miễn phí và thường xun cho nhà đầu tư.

Đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng, thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thị trường chứng khốn cho cơng chúng. Thành lập các trung tâm tư vấn, đào tạo cấp chứng chỉ cho nhà đầu tư doanh nghiệp. Tiếp cận nhiều về chứng khốn thơng qua báo đài, tivi, các phương tiện truyền thông…

3.3.4. Xây dựng TTCK lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển chứng khoán phái sinh

Hiện nay, thị trường phái sinh Việt Nam hình thành trong bối cảnh các sản phẩm cơ bản của thị trường cơ sở chưa đầy đủ, hoàn thiện. Số lượng chứng khoán tuy nhiều nhưng chất lượng cịn thấp, đa số các cơng ty niêm yết, đăng ký giao dịch là các cơng ty vừa và nhỏ, tính cơng khai, minh bạch trong việc công bố thơng tin cịn thấp, các giao dịch bán khống chỉ mới xuất hiện và chưa được UBCKNN cho phép lưu hành.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn đó, bối cảnh tại Việt Nam cũng đem lại một số thuận lợi khi việc xây dựng TTCK phái sinh hiện nay gắn liền với đề án tái cấu trúc thị trường và nằm trong tổng thể Đề án Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020. Ngày 11/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh Việt Nam. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh về TTCK phái sinh tại Việt Nam, qua đó tạo tiền đề, cơ sở nhằm tạo dựng hành lang pháp lý cho việc phát triển TTCK phái sinh bền vững trong tương lai.

Để phát triển TTCK phái sinh, cần tiếp tục hoàn thiện, tái cấu trúc TTCK theo 4 định hướng:

+ Nâng cao chất lượng hàng hóa kết hợp với việc đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán; nâng cao hơn nữa chất lượng quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành, đảm bảo tính công khai, minh bạch; từng bước áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế về cơng tác kế tốn, kiểm tốn, quản trị rủi ro, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đơng, củng cố lịng tin của thị trường.

+ Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, tập trung phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, phát triển các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đảm bảo tính an tồn và hiệu quả

+ Thu hẹp số lượng các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các cơng ty chứng khốn có hoạt động yếu kém, không hiệu quả; kiện tồn mơ hình hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khốn theo thơng lệ quốc tế; nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các tổ chức này.

KẾT LUẬN

Trong hai năm qua, Thị Trường chứng khốn đã được chính thức ra đời và trở thành một bộ phận tất yếu của thị trường chứng khốn và thị trường tài chính ở Việt Nam. Khẳng định xu thế phát triển và tiến bộ của xã hội. Phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển đồng bộ các loại thị trường. Nghiên cứu về Thị Trường chứng khốn phái sinh, vai trị và tác động của nó đến nhà đầu tư nói riêng và cả nền kinh tế của đất nước nói chung là yêu cầu quan trọng. Đó là xây dựng phát triển các điều kiện về pháp lý, về đào tạo, về sản phẩm cơ sở, về hạ tầng kỹ thuật, về mơ hình giao dịch và thành lập trung tâm thanh toán bù trừ hiện đại nhất đáp ứng mọi yêu cầu của giao dịch chứng khoán phái sinh. Tương lai Thị trường chứng khoán phái sinh sẽ ngày càng hoàn thiện và đảm bảo vai trị của mình trong nền kinh tế đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trang báo đầu tư chứng khoán, Dấu ấn 1 năm thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam (11/8/2018)

2. Tạp chí tài chính, Những vấn đề đặt ra trong triển khai thị trường CKPS ở Việt Nam, TS. Nguyễn Sơn (5/5/2017)

3. Dubravko Mihaljeka, Frank Packer (2010), “Derivatives Markets in Emerging Countries”

4. World Federation of Exchange

5. Semkow, Brian W. (1989) "Emergence of Derivative Financial Products Markets in Japan," Cornell International Law Journal: Vol. 22: Iss. 1, Article 3

6. Bank Of Japan, Regular Derivatives Market Statistics in Japan

(28/8/2019)

7. Matthias Rietig, 2016, Japan's Derivatives Markets: An Update on

Technology and Trading Volumes, Market Voice

8. KBS world, Tăng trưởng chỉ số KOSPI năm 2018 đứng gần cuối nhóm G20, (29/12/2018)

9. Business Korea, Stock Sales through Block Sales on KOSPI Grow 37% in 2017, Yoon Yung Sil (January 23, 2018)

PHỤ LỤC

Bảng 2. Bảng số liệu thể hiện khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của Singapo ( Singapore Exchange) giai đoạn 2000-2018

Đơn vị: Hợp đồng

Năm Stock index futures - Contracts

traded 2000 8461380 2001 9015837 2002 10209261 2003 8609973 2004 16428731 2005 21735080 2006 31200243 2007 40364696 2008 60212079 2009 52140365 2010 59230325 2011 68831646 2012 74021187 2013 99526505 2014 107531557 2015 164546177 2016 142186086 2017 141164086 2018 170522336

Bảng 3. Bảng số liệu thể hiện khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của Hàn quốc( Korea Exchange) giai đoạn 2000-2018

Đơn vị: Hợp đồng

Năm Stock index futures - Contracts

traded 2000 19666518 2001 31502000 2002 42868164 2003 62204783 2004 55608856 2005 43613540 2006 46696151 2007 47066930 2008 66436912 2009 83117062 2010 86762976 2011 87274461 2012 62430640 2013 49970933 2014 38056972 2015 39169147 2016 33925669 2017 66332720 2018 99046237

Nguồn: World Ferderation of Exchange

Bảng 4. Bảng thể hiện hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của Nhật Bản (Japan Exchange) qua các năm từ 2014 đến 2018.

Đơn vị: Hợp đồng Value 2014 2015 2016 2017 2018 Stock index futures - Contracts traded 65535900 48063416 294100363 279090996 340058856

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) thị trường chứng khoán phái sinh, kinh nghiệm của thế giới và bài học cho việt nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)