Phương thức nhờ thu (collection)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG GIAO DỊCH THƯƠNG mại QUỐC tế hợp ĐỒNG XUẤT KHẨU bột QUẾ của CÔNG TY SEN INC – PROVIDER OF THE WILD AND FARMED FOOD PRODUCT (Trang 45 - 48)

V. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TỐN

1. So sánh các phương thức thanh toán

1.2. Phương thức nhờ thu (collection)

1.2.1 Khái niệm

Nhờ thu là một phương thức thanh tốn, trong đó, bên xuất khẩu (nhà xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thơng qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

Trong phương thức thanh toán này ngân hàng của cả hai bên nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không cam kết, khơng bảo lãnh thanh tốn đối với bên xuất khẩu cũng như bên nhập khẩu. Căn cứ vào những chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại: là nhờ thu hối phiếu trơn và nhờ thu hối phiếu có chứng từ.

1.2.2 Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection)

 Khái niệm:

Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức thanh tốn, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh tốn khác), cịn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm..) được gửi

trực tiếp cho người nhập khẩu sau khi giao hàng, không thông qua ngân hàng. Đồng thời ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập.

 Quy trình thanh tốn

(1). Người xuất khẩu giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa cho người xuất khẩu.

(2). Người xuất khẩu ký phát hối phiếu, gửi ngân hàng bên mình để nhờ họ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.

(3). Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên nhập khẩu.

(4). Ngân hàng bên nhập khẩu gửi hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. Người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu do bên xuất khẩu ký phát và chuyển lại cho ngân hàng bên mình.

(5). Ngân hàng bên nhập khẩu thực hiện chuyển tiền hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp nhận cho người nhập khẩu.

(6). Ngân hàng bên nhập thanh toán hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng bên xuất khẩu.

(7). Ngân hàng bên xuất khẩu thanh toán hoặc giao hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu.

 Nhận xét

- Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, chi phí nhờ thu thấp (bởi Ngân hàng chỉ là trung gian nhận tiền). Có lợi thế cho bên nhập khẩu, bên nhập khẩu có thể kiểm tra hàng trước khi nhận, chủ động trong việc thanh toán.

- Nhược điểm: Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh tốn khơng ràng buộc nhau, bộ chứng từ đã giao cho bên mua nên khơng thể khống chế được việc thanh tốn bên mua. Bên nhập khẩu có thể nhận hàng rồi mà khơng chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán .

1.2.3 Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection)

Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection) là phương thức trong đó nguời bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở bên nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu bên nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao tồn bộ chứng từ gửi hàng cho bên nhập khẩu nhận hàng.

 Quy trình thanh tốn

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh tốn quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng.

(2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng phục vụ mình.

(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng thu hộ.

(4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

(5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.

(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập khẩu đi nhận hàng.

(7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.

(8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.

 Nhận xét -Ưu điểm:

 Đối với nhà xuất khẩu:

- Nhà xuất khẩu có thể khống chế nhà nhập khẩu bằng bộ chứng từ, nó chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán.

- Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tồ nếu người này khơng trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.

- Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải quyết cơng việc.

 Đối với nhà nhập khẩu:

- Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh tốn hay chấp nhận thanh tốn.

- Đối với D/A, nhà nhập khẩu có thể chiếm dụng vốn trong 1 khoảng thời gian trước hạn.

 Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng xuất trình:

- Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các giao dịch khác có liên quan.

- Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại.

- Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng.

- Nhược điểm:

 Đối với nhà Nhập Khẩu, chưa biết được tình trạng hàng hóa đã phải thanh tốn và chấp nhận thanh toán.

 Đối với nhà Xuất Khẩu, việc thanh tốn phụ thuộc hồn tồn vào ý chí của người Nhập Khẩu. Bên nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng mà Ngân hàng khơng có trách nhiệm bồi hịa hay bắt người mau bồi hòa cho nhà Xuất Khẩu.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG GIAO DỊCH THƯƠNG mại QUỐC tế hợp ĐỒNG XUẤT KHẨU bột QUẾ của CÔNG TY SEN INC – PROVIDER OF THE WILD AND FARMED FOOD PRODUCT (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)