Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG GIAO DỊCH THƯƠNG mại QUỐC tế hợp ĐỒNG XUẤT KHẨU bột QUẾ của CÔNG TY SEN INC – PROVIDER OF THE WILD AND FARMED FOOD PRODUCT (Trang 48 - 51)

V. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TỐN

1. So sánh các phương thức thanh toán

1.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)

1.3.1 Khái niệm

Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Các loại thư tín dụng chứng từ

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (Transferable L/C)

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

- Thư tín dụng tuần hồn (Revolving L/C)

- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

- Thư tín dụng dự phịng (Standby L/C)

1.3.2 Quy trình thanh tốn

(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.

(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình u cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.

(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thơng qua ngân hàng thông báo.

(4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu.

(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu tiến hành giao hàng.

(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh tốn gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thơng báo) để u cầu thanh toán.

(7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán.

(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh tốn cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

(9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhập.

(10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

1.3.3 Nhận xét

Qua nội dung và trình tự thanh tốn thì cho thấy phương thức chứng từ có thể đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên xuất và nhập khẩu. Bên nhập khẩu thì được ngân hàng đảm bảo thanh tốn, bên nhập khẩu thì được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh tốn. Do đó phương thức này được sủ dụng chủ yếu trong các giao dịch thanh toán quốc tế hiện nay.

 Ưu điểm:

 Đối với nhà xuất khẩu:

- Được đảm bảo khi họ đã thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình thì họ sẽ được thanh tốn.

- Có thể được ngân hàng tài trợ bằng cách xin chiết khấu bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc bán trước hạn các hối phiếu đã được chấp nhận (đối với L/C trả chậm).

- Tránh rủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu(vì khi L/C đã được mở thì người nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối).

- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh tốn đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc bên nhập khẩu có muốn trả tiền hay khơng, bên nhập khẩu khơng được từ chối thanh tốn vì bất cứ lý do gì.

 Đối với nhà nhập khẩu:

- Kiểm sốt thơng qua việc yêu cầu người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ về chất lượng/số lượng hàng hoá do một cơ quan kiểm định độc lập phát hành.

- Trong trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C, nhà nhập khẩu vẫn được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng.

- Tạo được lòng tin với đối tác

- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh tốn tiền (nếu khơng người xuất khẩu sẽ mất tiền).

 Nhược điểm:

 Đối với nhà xuất khẩu:

- Khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ khơng phù hợp với LC thì mọi thanh khoản(chấp nhận) đều có thể bị từ chối.

- Nếu ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh tốn bộ chứng từ có hợp lệ cũng khơng được thanh toán.

 Đối với nhà nhập khẩu

- Việc thanh toán của ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng thực tế.

- Kiểm tra tính hợp lệ bề ngồi chứng từ nên dễ xảy ra gian lận trong chứng từ giả mạo. Thủ tục mở L/C rườm rà, mất nhiều thời gian công đoạn.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG GIAO DỊCH THƯƠNG mại QUỐC tế hợp ĐỒNG XUẤT KHẨU bột QUẾ của CÔNG TY SEN INC – PROVIDER OF THE WILD AND FARMED FOOD PRODUCT (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)