Những mặt tích cực và tiêu cực của Bretton Woods

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) sự phát triển tiến triển của các hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 26 - 33)

IV. Hệ thống Bretton Woods (194 5 1971)

3. Những mặt tích cực và tiêu cực của Bretton Woods

3.1 Tác động tích cực

Đối với một số người, BWS là một thành phần quan trọng của thời kỳ tăng trưởng vàng sau chiến tranh, mang lại sự ổn định về tỷ giá hối đoái, trái ngược với sự biến động xảy ra trong các giai đoạn trước và cả sau BWS.

Đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, vượt qua hạn chế của vàng về nguồn cung khan hiếm, yêu cầu an ninh bảo mật tốn kém và chi phí vận chuyển cao. Hơn nữa, các nước gửi niềm tin vào USD vì chừng nào tỷ giá Vàng/USD không đồi bằng $35/ounce, có thể nói USD “as good as gold” (không kém gì vàng). Nhưng mặt khác, không giống như vàng, đầu tư vào USD hay bằng USD có thể kiếm được lời từ lãi suất. Trong khi đó đầu tư vào vàng thuộc về một loại đầu tư sẽ không bao giờ sản xuất bất cứ thứ gì. Bất kỳ sự tăng trưởng nào trong giá trị của nó phụ thuộc hoàn toàn vào niềm tin rằng cuối cùng người khác sẽ trả nhiều tiền hơn cho nó. (Dhirendra Kumar)

Thương mại và đầu tư quốc tế được mở rộng đáng kể, đi cùng với những hiệu quả kinh tế vĩ mô đáng chú ý: tỷ lệ lạm phát trung bình thấp hơn đối với mọi quốc gia công nghiệp trừ Nhật Bản so với thời kỳ tỷ giá hối đoái thả nổi sau đó, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực tế cao hơn bất kỳ chế độ tiền tệ nào kể từ năm 1879, lãi suất thấp và ổn định. (Sabine Dammasch)

Ngoài ra, các quốc gia được tiếp cận với các quỹ ngắn hạn của IMF để tránh xảy ra tình trạng phải dùng nước cờ thiểu phát. Trong thời kì chế độ Bản vị vàng, một quốc gia phải dùng đến liều thuốc cổ điển là làm “xì hơi” nền kinh tế trong nước khi phải đối mặt với thâm hụt BP . Trước Thế chiến II, các quốc gia châu Âu thường sử dụng chính sách này, đặc biệt là Vương quốc Anh. Phá giá được chấp nhận ở chế độ Bretton Woods - điều chỉnh được xem là một cải tiến lớn so với Bản vị vàng. Tạo điều kiện để các quốc gia gặp khó khăn về kinh tế quay trở lại đường đua nhằm thiết lập trạng thái cân đối cán cân vãng lai trong cán cân thanh toán.

Biểu đồ 4. Lạm phát, tăng trưởng GDP

thực bình quân đầu người, tăng trưởng xuất khẩu (%) giai đoạn 1881

3.2 Tác động tiêu cực - nguyên nhân của sự sụp đổ 3.2.1 Vấn đề thanh khoản:

Trước khi BWS ngừng hoạt động, vào năm 1960 Robert Triffin đã tiên đoán rằng sớm hay muộn BWS cũng bị mất lòng tin. BWS chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi các NHTW còn lòng tin để nắm giữ USD làm dự trữ; lòng tin vào USD chỉ tồn tại chừng nào Mỹ còn có thể đổi USD ra vàng với giá $35/ounce. Triffin chỉ ra rằng khi thương mại quốc tế phát triển sẽ làm tăng dự trữ ngoại hối quốc tế, mà chủ yếu là USD. Dự trữ USD của các nước ngoài Mỹ chỉ có thể tăng khi Mỹ phải thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (BP) còn các nước còn lại thì thặng dư. Do BP là thặng dư, nên để duy trì sức cạnh tranh thương mại quốc tế buộc các nước phải tiếp tục mua USD vào để ngăn ngừa đồng nội tệ lên giá, nhằm duy trì tỷ giá cố định trong biên độ cho phép (1%).

Sau một thời gian nhất định, tài sản nợ của Mỹ đã tăng lên nhanh chóng, đến mức độ tài sản nợ lớn hơn tài sản có bằng vàng. Đồng nghĩa với việc duy trì mức giá $35/ounce vàng là không thể thực hiện, hay nói cách khác là Mỹ đã mất khả năng thanh toán như cam kết do không còn đủ vàng. Khiến cho vàng lên giá so với USD, hay USD phá giá so với vàng. Cuối cùng thì Mỹ phải từ chối việc chuyển đổi USD ra vàng, chấm dứt duy trì tỷ giá cố định với USD, làm cho BWS sụp đổ.

=> Nghịch lý: nếu BP của Mỹ tiếp tục thâm hụt, tính hiệu lực của BWS sẽ tiếp tục bị xói mòn. Mặt khác nếu Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế thâm hụt BP sẽ dẫn đến thiếu hụt dự trữ quốc tế, hạn chế thương mại quốc tế, tạo áp lực thiểu phát cho thế giới.

3.2.2 “ Đồng tiền xấu (USD) sẽ loại bỏ đồng tiền tốt ra khỏi lưu thông”

Định luật Gresham: “khi tỷ lệ trao đổi giữa hai tài sản là không nhất quán trên thị trường chính thức và trên thị trường tự do, thì tài sản được định giá thấp trên thị trường chính thức sẽ bị loại bỏ ra khỏi lưu thông, trong khi đó tài sản

được định giá cao sẽ tiếp tục ở lại trong lưu thông”. Áp dụng định luật này lên

lĩnh vực tiền tệ, có nghĩa là “ đồng tiền xấu (USD) sẽ loại bỏ đồng tiền tốt ra khỏi lưu thông”

Trong khi giá vàng được cam kết cố định là $35/ounce, chỉ số giá cả chung của toàn thị trường Mỹ tăng đến 40% (1959 - 1969). Khiến cho giá vàng trên thị trường tự do luôn phải chịu áp lực tăng giá, dẫn đến hình thành một thị trường vàng tự do với mức giá do cung - cầu trên thị trường quyết định; sự biến động của giá vàng trên thị trường tự do dần dần có sự độc lập tương đối với giá vàng chính thức với khoảng cách giữa chúng ngày càng lớn. Khoảng chênh lệch giá này đã kích thích NHTW ờ ạt đổi USD của mình ra vàng tại tỷ giá chính thức và bán lại số vàng đó tại thị trường tự do với giá cao để kiếm được lợi nhuận.

Như vậy theo định luật Gresham thì USD đã đẩy vàng ra khỏi lưu thông.

3.2.3 Sự thiếu vắng của cơ chế điều chỉnh:

BWS cho phép điều chỉnh tỷ giá chính thức như là biện pháp cuối cùng để điều chỉnh sự mất cân cân đối cơ bản trong BP của các nước thành viên, tuy

Biểu đồ 5. Cán cân thương mại (1) và cán cân tổng thể (2) của Mỹ 1950-1973 (nguồn: IMF)

nhiên, trong thực tế, các quốc gia có BP mất cân đối tỏ ra rất miễn cưỡng khi phải thực thi các biện pháp như: phá giá, nâng giá, hay các chính sách kinh tế khác nhằm duy trì trạng thái cân bằng của BP. Chính sách cũng khơng có tác dụng trong việc bắt buộc các quốc gia phải điều chỉnh tỷ giá chính thức của mình khi BP mất cân đối.

Về phía Mỹ: mặc dù tỷ lệ lạm phát nhiều năm cao, đồng tiền USD bị định giá quá cao, nhưng chính phủ Mỹ khơng thể phá giá đờng USD đối với vàng được, bởi vì nếu phá giá sẽ làm xói mòn lòng tin vào toàn hệ thống BWS. Hơn nữa, nếu chính phủ Mỹ có phá giá USD với vàng thì cũng không thể cải thiện được sức cạnh tranh thương mại của Mỹ nếu các nước bạn vẫn duy trì tỷ giá cố định không đổi đối với USD. Như vậy để có thể duy trì và kiểm soát BP thâm hụt, Mỹ buộc phải áp dụng chính sách thiểu phát nền kinh tế, “người Mỹ dùng hàng Mỹ”, thuế quan nhập khẩu... để “chữa trị” BP.

Tuy nhiên trong những năm 1960s, cuộc chiến tranh ở Việt Nam và một loạt các công trình phúc lợi xã hội dưới thời tổng thống Johnson (Johnson’s Great

Biểu đồ 6. Tỷ lệ vàng/ USD của Mỹ (gold cover ratio) và cung USD trên thị trường tự do của Mỹ (tỷ USD) (1945 - 1976) (nguồn: www.winton.com)

Society) đã làm tăng chi tiêu của Mỹ, khoản này được lấy từ tăng cung tiền chứ không thông qua nguồn thuế, càng làm thâm hụt BP nghiêm trọng hơn.

Đối với các nước đang có BP thâm hụt: các nước tỏ ra miễn cưỡng khi phải phá giá đồng tiền của mình, bởi vì phá giá thường được xem là biểu hiện yếu kém của chính phủ và của cả quốc gia. Cuộc khủng hoảng năm 1967 ở Anh sau khi đảng Lao động cầm quyền phá giá đờng bảng Anh là một ví dụ điển hình. Nếu không phá giá, các nước sẽ phải chấp nhận chính sách thiểu phát nên kinh tế, nhưng chính phủ đã cam kết mục tiêu duy trì công ăn việc làm và phát triển kinh tế, nên việc thực hiện chính sách này cũng hết sức khó khăn.

Đối với các nước có thặng dư BP (bao gồm Đức, Nhật, Thụy Sĩ...) cũng miễn cưỡng nâng giá đồng tiền của mình vì nếu nâng giá đồng bản tệ sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao khi xuất khẩu bị chậm lại, thất nghiệp gia tăng, sản xuất ít đi. Mặt khác các quốc gia này cũng không dễ gì áp dụng chính sách mở rộng tiền tệ như là các biện pháp nhằm giảm tặng dư BP vì những lo ngại về hậu quả của lạm phát có thể gây ra.

=> Như vậy: cả những nước thâm hụt và thặng dư BP đều không sẵn sàng điều chỉnh tỷ giá hay áp dụng các chính sách điều chỉnh nền kinh tế của mình.

Các nước thặng dư sẽ tiếp tục thặng dư, các nước thâm hụt vẫn tiếp tục thâm hụt BP lâu dài. Trong tình huống này, các nước thặng dư đã quyết định cho các nước thâm hụt vạy nguồn dự trữ của mình. Tuy nhiên đây cũng chỉ là phương pháp chữa trị tạm thời.

3.2.4 Vấn đề độc quyền phát hành USD:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ trở thành nơi tiêu thụ hàng xuất khẩu cho phần lớn các nước, và là ng̀n chính của tín dụng thương mại. Cũng dễ hiểu khi xuất nhập khẩu và các giao dịch tài chính trên thế giới đều được thanh toán áp đảo bằng USD. Các NHTW đều muốn ổn định tỷ giá của mình với đờng USD, nên một họ sẽ muốn tích trữ càng nhiều USD càng tốt để đảm bảo thanh khoản của mình.

Sự áp đảo của USD mang lại cho Mỹ những lợi ích nhất định. Ví dụ như, khi một công ty Đức xuất khẩu máy móc của mình cho một công ty Trung Quốc,

việc nhận thanh toán bằng USD khiến họ phải chịu thêm chi phí chuyển USD sang Euros để trả cơng cho công nhân và chi trả các khoản khác trong nước. Những khi một công ty Mỹ thực hiện loại mua bán này, họ không cần phải chịu bất kì một khoản chuyển đổi nào.

Tương tự, một ngân hàng Thụy Sĩ chấn nhận tiền gửi bằng francs nhưng cho vay nước ngồi thơng qua USD, vì đó là nhu cầu của khách hàng của họ. Giao dịch kiểu này có thể gây ra những rủi ro khi tỷ giá dao động. Rủi ro này có thể được phòng ngừa nhưng nó sẽ gây ra những chi phí phát sinh nhất định. Trong khi một ngân hàng Mỹ có thể cho vay nước ngoài và nhận lại khoản lãi bằng USD.

Mặt khác, chỉ mất vài xu để Mỹ in ra một tờ $100, nhưng sẽ là $100 giá trị hàng hóa và dịch vụ để các nước khác có thể lấy được đờng $100 đó. Có tồn bộ khoảng 500 tỷ USD trôi nổi trên thị trường quốc tế, bên ngoài Mỹ, cũng tương đương với việc các nước đã phải trả cho Mỹ lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá xấp xỉ $500 ty để có được những tờ USD đó. Cáng muốn/ dự trữ nhiều USD, lãi suất cho vay USD của họ càng giảm, đồng nghĩa với việc: lượng lãi mà Mỹ phải trả cho các khoản nợ nước ngoài của mình ngày càng giảm. Tới mức lãi suất mà Mỹ phải trả cho nước ngoài thấp hơn lợi suất mà họ có được từ việc đầu tư ra nước ngoài.

Thực tế cho thấy, Mỹ là ng̀n đầu tư nước ngồi quan trọng của rất nhiều nước trên thế giới, hiện nay tổng lượng đầu tư FDI của Mỹ chiếm tới 20% tổng đầu tư FDI thế giới, nhưng con số này chưa là gì so với con số xấp xỉ 85% vào giai đoạn 1945 - 1980. (Barry Eichengreen)

Nới cách khác, mặc dù BP của Mỹ phải duy trì luôn thâm hụt, xuất khẩu ln ít hơn nhập khẩu, nhưng cũng có nghĩa Mỹ luôn được tiêu dùng nhiều hơn những gì là họ sản xuất ra. BWS đã trao cho Mỹ đặc quyền quá lớn khi để nước này có thể đoạt được các tài sản là tư liệu sản xuất có kỳ hạn dài thơng qua hình thức đầu tư ở nước ngồi, đơn thuần chỉ bằng cách đổi các khoản nợ bằng USD ngắn hạn. Các khoản dự trữ USD ở các NHTW nước ngoài có mức lãi suất rất

thấp, Mỹ đi vay USD từ nước ngoài sẽ chỉ phải chịu mức lãi suất thực rất thấp. Trên thực tế có thể thấy, mặc dù Mỹ có thâm hụt BP thì vẫn không phải chịu áp lực phải áp dụng chính sách thiểu phát nền kinh tế.

3.2.5 Vấn đề hạn chế dịng vốn

Một khía cạnh tiêu cực khác là chính phủ cần hạn chế dòng vốn để có một mức độ kiểm soát nhất định để ngăn chặn đầu cơ ăn theo neo tỷ giá. Hạn chế dòng vốn chảy vào trong nước cũng phần nào kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác cũng làm cán cân thanh toán phụ thuộc nhiều vào cán cân vãng lai, xảy ra những vấn đề như đã nói trong phần trước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) sự phát triển tiến triển của các hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 26 - 33)