Sơ lược lịch sử BWS Sự sụp đổ của BWS

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) sự phát triển tiến triển của các hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 33 - 36)

IV. Hệ thống Bretton Woods (194 5 1971)

4. Sơ lược lịch sử BWS Sự sụp đổ của BWS

Hệ thống tỷ giá được đưa vào vận hành tháng 3 năm 1947. Hầu hết các NHTW đều cảm thấy thiểu hụt dự trữ càng làm chô cầu về USD tăng lên mạnh mẽ. Trong những năm đầu sau WWII, nước Mỹ luôn bội thu CA do xuất khẩu nhiều cho các nước cần tư liệu để tái thiết sau chiến tranh ,đặc biệt là các nước châu Âu. Các nước châu Âu thiếu trầm trọng USD để mua hàng hóa. Vào năm 1948, nước Mỹ quyết định trợ cấp cho châu Âu một khoản trợ cấp kinh tế (tên là Marshall), nhờ đó giải tỏa được sự thiếu hụt về USD trên thị trường ngoại hối. Đây cũng là tiền đề để ra đời “Hiệp hội thanh toán châu Âu - EPU” (1950), với mục đích thúc đẩy tự do hóa thương mại, phát triển châu Âu mạnh mẽ.

Một trong những điều kiện của Marshall là các nền kinh tế châu Âu phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Dẫn đến sự ra đời của OEEC (1948)- Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu, sau này tổ chức có thêm sự hợp tác của Canada và Mỹ (1961) và Nhật (1964), trở thành OECD - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Năm 1949, do BP của các nước châu Âu bị thâm hụt nặng nề nên đã được IMF chấp nhận để một loạt các đồng tiền phá giá (Anh, Pháp,…) tránh được việc phải sử dụng các biện pháp thiểu phát hà khắc.

Từ 1950s trở đi, cán cân cơ bản của Mỹ bắt đầu thâm hụt gần 1 tỷ USD mỗi năm. Trong khi các nước châu Âu và Nhật lại bắt đầu thặng dư cán cân cơ bản.

Vào năm 1958, châu Âu tích tụ đủ lượng USD dự trữ cần thiết để cho phép

các đồng tiền của mình được tự do chuyển đổi và đi đến quyết định từ bỏ EPU. Trước những biến động về giá trị các đồng tiền Đức và Hà Lan (lên giá 5%), và để ngăn ngừa những tính toán đầu cơ vào USD. Năm 1962, IMF đưa ra thỏa thuận GAB - “Thỏa thuận chung về vay mượn”, cho pháp IMF vay những khoản vốn bổ sung khi một trong các nước thành viên có nhu cầu.

Thị trường vàng bắt đầu mở cửa và sôi đội trở lại khiến cho vàng chịu sức ép lên giá liên tục. Khiến NHTW Mỹ và 7 nước công nghiệp phải thỏa hiệp với nhau để can thiệp lên giá vàng, ngăn tỷ giá $35/ounce khỏi bị lung lay.

1965, tổng thống Pháp De Gaulle đã đọc bài diễn văn ca ngợi những ưu điểm của vàng khi so sánh với USD. Vào giữa năm 1967, người ta phát hiện rằng tài sản nợ của Mỹ đã vượt quá số vàng dự trữ hiện có.

Những áp lực dồn nén cuối cùng cũng dẫn đến cuộc khủng hoảng vàng năm 1968. Dần dần hình thành nên hai loại giá vàng là: giá vàng chính thức $35/ounce và giá vàng tự do được thả nổi theo cung cầu trên thị trường ( two-tier gold market ). Đây được coi như bước đi nhằm để ngăn chặn sự cạn kiệt trữ lượng vàng của Hoa Kỳ.

Biểu đồ 7. TB có chiều hướng đi xuống và BP thường xuyên thâm hụt

Cùng với sự xấu đi của tình hình chiến tranh Việt Nam, cán cân BP của Mỹ ngày càng xấu đi. Người ta bắt đầu nhận thấy rằng một số đồng tiền đang được định giá không đúng với giá trị thực của nó và nhen nhóm đầu cơ theo tỷ giá.

Năm 1971, hoạt động đầu cơ vào USD trở nên mạnh mẽ. Khi cán cân thương mại của Mỹ lần đầu tiên thâm hụt vào tháng 4/1971, người ta tin rằng

đồng USD sẽ bị phá giá. Một làn sóng đầu cơ ồ ạt tấn công vào USD, bán USD để mua vào những đồng Mác Đức, Áo hay Yên Nhật đang bị định giá thấp

Trước áp lực ngày càng gia tăng, buộc tổng thống Nixon vào ngày 15/08/1971 phải tun bố chính thức: đờng USD sẽ khơng tiếp tục được chuyển ra vàng nữa, và áp dụng 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu nhằm ổn định lạm phát, kiểm soát giá cả và tiền lương. Nhằm buộc các nước bạn hàng phải nâng giá đồng tiền của mình. Đây được coi là dấu chấm hết cho BWS.

Cho dù các nước G-10 đã có những nỗ lực nhất định nhằm duy trì sự ổn định trở lại của BWS, nhưng phá giá và thả nổi tiền tệ lại trở thành hiện thực sau đó.

Biểu đờ 8. Giá vàng chính thức và giá vàng chợ đen USD/ounce 1935 - 1975 (nguồn: IMF)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) sự phát triển tiến triển của các hệ thống tiền tệ quốc tế (Trang 33 - 36)