Phân tích phương thức thanh tốn thư tín dụng L/C trong hợp đồng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG và bộ CHỨNG từ NHẬP KHẨU THIẾT bị ĐỊNH TUYẾN CISCO của CÔNG TY cổ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ SAVIS VIETNAM (Trang 58 - 73)

PHẦN III : PHÂN TÍCH HÌNH THỨC THANH TỐN

3. Phân tích phương thức thanh tốn thư tín dụng L/C trong hợp đồng

- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV, trình bày tên Ngân hàng cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt - Ngày, giờ phê duyệt: 02:33 chiều ngày 11/12/2017

- Ghi chú góc trên bên phải: CUSTOMER’S COPY – Đây là bản sao

dành cho hai bên người mua và người bán giữ lại.

3.2. Loại trường hợp và truyền tải

- Chuyển tiền đi theo điện SWIFT - Quyền ưu tiên: Trung bình - Nhận xét:

SWIFT (Society for Worldwide InterBank Financial Telecommunication)

là Hiệp hội viễn thơng liên ngân hàng và tài chính quốc tế. SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong hoạt động TTQT, hầu hết các ngân hàng thương mại ở nước ta đã tham gia vào SWIFT và liên tục được SWIFT củng cố, cập nhật những thay đổi liên quan đến hệ thống thanh toán của các thành viên SWIFT trên thế giới. Đối với các NHTM, thuật ngữ SWIFT – gắn với hoạt động TTQT – được sử dụng rất phổ biến.

SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code. Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính. Để trở thành thành viên của SWIFT, các ngân hàng và tổ chức tài chính phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, bao gồm các văn bản theo yêu cầu của SWIFT và hệ thống kết nối phổ biến nhất.

Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của SWIFT rất cao, hacker chưa bao giờ tấn công được vào hệ thống này. Trong hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại, các phương tiện truyền tin chủ yếu được sử dụng gồm: Thư tín, telex và SWIFT. Thư tín là phương tiện truyền tin từ khi mới hình thành nghiệp vụ TTQT. Đến nay, phương tiện này vẫn còn đang được sử dụng nhưng không phổ biến. Telex là phương tiện cơng cộng nên bản thân nó khơng an tồn, chưa có một chuẩn chung cho các giao dịch TTQT. Hiện nay các ngân hàng ít sử dụng phương tiện này trong TTQT. Trong khi đó, truyền thơng tin qua SWIFT rất hiệu quả, hầu như khắc phục được những nhược điểm của hai phương tiện truyền thông trên. Đây là phương tiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam.

Ưu điểm của SWIFT

Các ngân hàng trên thế giới đều sử dụng hệ thống SWIFT do những ưu điểm vượt trội của của nó:

- Đây là một mạng truyền thơng chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an tồn. Vì vậy, hệ thống SWIFT nổi tiếng bởi sự an tồn trong suốt q trình từ thời điểm thành lập đến nay.

- Tốc độ truyền thơng tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch.

- Chi phí cho một điện giao dịch thấp so với Thư tín và Telex vốn là phương tiện truyền thông truyền thống.

- Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hịa đồng vào với cộng đồng ngân hàng trên thế giới.

- Tuy SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin TTQT chính nhưng khơng phải là phương tiện duy nhất mà vẫn phải sử dụng các

phương tiện truyền tin khác. Trong trường hợp chuyển bộ chứng từ TTQT tới ngân hàng ở Myanma vẫn phải sử dụng thư tín mà khơng thể dùng SWIFT để chuyển được do ngân hàng đó chưa tham gia vào hệ thống SWIFT.

3.3. Tiêu đề thư

- Chuyển tiền đi: FIN 700 về tín dụng chứng từ

- Người gửi: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam , Trụ sở

chính tại Hà Nội, Việt Nam

BIDVVNVXAXXX : Mã giao dịch liên Ngân hàng của Ngân hàng BIDV Việt Nam

- Người nhận: Ngân hàng Bank of American Chi nhánh Singapore

Nhận xét:

Ngân hàng phát hành/Ngân hàng trả tiền: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV

Ngân hàng chiết khấu/Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Bank of American

Nội dung thư

: 27 : Số thứ tự của bản trên tổng số các bản

1/1 chỉ có một bản L/C gốc duy nhất, các bản khác đều là bản sao.

Nhận xét: Thư tín dụng ko hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit) là

loại thư tín dụng mà sau khi mở thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ xung hoặc huỷ bỏ nó Ngân hàng phát hành chỉ có thể tiến hành trên cơ sở có sự thoả thuận của các bên có liên quan. Người mua sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu khơng có sự đồng ý của người bán.Vì thế quyền lợi của người bán được đảm bảo. Nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy ngang, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không hủy ngang (Điều 3 UCP 600-ICC 2006). Tuy nhiên, L/C khơng thể khơng thể huỷ ngang khơng có nghĩa khơng thể huỷ bỏ. Trong trường hợp các bên đồng ý huỷ bỏ L/C thì nó được cơng nhận là khơng cịn giá trị thực hiện. Đây là loại L/C được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế ngày nay.

: 20 : Số hiệu thư tín dụng

8013536624

Nhận xét: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng do Ngân hàng mở L/C (BIDV) quy định, dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C và tham chiếu trên các chứng từ có liên quan trong Bộ chứng từ theo L/C.

: 31C : Ngày phát hành

11/12/2017

Nhận xét: Đây là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C

(BIDV) với người xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở L/C (BIDV) chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C và là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn quy định trong hợp đồng hay không.

: 40E : Quy tắc áp dụng

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP bản mới nhất.

Nhận xét: UCP được các ngân hàng thương mại áp dụng ở trên 175

quốc gia. Khoảng 11 – 15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. Bản mới nhất là UCP600

: 31D : Ngày và địa điểm hết hiệu lực

27/12/2017 tại Singapore

Nhận xét: Đây là thời hạn cuối cùng mà ngân hàng mở L/C (BIDV) cam

kết cho trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình Bộ chứng từ phù hợp với những yếu cầu được quy định trong thư tín dụng L/C trong thời hạn đó. Địa điểm hết hiệu lực là nước người xuất khẩu (Singapore)

: 50 : Người nộp đơn yêu cầu mở thư tín dụng

Cơng ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ SAVIS Việt Nam

Địa chỉ: Số 22,lô 1C, đường Trung Yên 11C, KĐT Trung Yên, P Trung Hòa, Q Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Nhận xét: Người nhập khẩu – người mua có nghĩa vụ phải mở thư tín

dụng để thanh tốn giá trị hợp đồng cho người xuất khẩu – Người bán (nếu hợp đồng sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C) theo mục thanh toán trong hợp đồng thương mại.

: 59 : Người thụ hưởng

Công ty TNHH Ingram Micro Asia.

Địa chỉ: 205 Kallang Bahru, Xinh-ga-po 339341

: 32B : Mã tiền tệ và số lượng tiền

14,625.00 USD

Nhận xét:

Số tiền của L/C được ghi cụ thể lại tại mục 45A – Mô tả về hàng hóa và/hoặc dịch vụ. Tên đơn vị tiền tệ theo quy định của ISO phải ghi rõ ràng, ở đây là USD – đôla Mỹ.

biến động và thường nếu có biến động cũng khơng nhiều, là đồng tiền phổ biến nên dễ dàng khi mua bán, trao đổi hàng hóa.

: 39A : Dung sai cho phép

8/10

Nhận xét: Dung sai của hàng hóa và giá trị hóa đơn thương mại cho

phép ở đây là <8%.

: 41D : Có hiệu lực với bất kỳ ngân hàng nào thông qua giao dịch.

Nhận xét: L/C quy định chiết khấu tại một Ngân hàng bất kỳ được gọi là

L/C chiết khấu tự do hoặc chiết khấu không hạn chế (a freely negotiable L/C or unrestricted L/C), theo đó người hưởng lợi có thể tự do xuất trình hối phiếu và chứng từ tại bất kỳ Ngân hàng nào để chiết khấu). L/C quy định việc chiết khấu được thực hiện tại một Ngân hàng được chỉ định đích danh hoặc tại Ngân hàng xác nhận được gọi là L/C chiết khấu hạn chế (restricted L/C), theo đó thơng thường người hưởng lợi sẽ phải xuất trình tại Ngân hàng được chỉ định đích danh hoặc tại Ngân hàng xác nhận để chiết khấu. Sau khi chiết khấu (trả tiền cho người hưởng lợi), Ngân hàng được chỉ định gửi hối phiếu và chứng từ đến Ngân hàng phát hành hoặc đến Ngân hàng xác nhận (tuỳ theo quy định của L/C) để được Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận hoàn trả tiền.

: 42C : Hối phiếu trả ngay cho 100% tổng giá trị hóa đơn

Nhận xét: Việc thanh tốn được u cầu ngay khi bộ chứng từ được trình

cho Ngân hàng trả tiền (Ngân hàng Bank of American , Singapore) hay người nhập khẩu (Cơng ty VJCO). Thời hạn này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Tuy nhiên, đối với L/C trả chậm, hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C. Trên thực tế, thông thường các ngân hàng sẽ thanh tốn trong vịng 3 – 5 ngày làm việc sau khi nhận bộ chứng từ tùy theo giá trị L/C. Trong hợp đồng này, mục 42C quy định thư tín dụng là hối phiếu trả ngay nên khi người xuất khẩu cầm hối phiếu đến Ngân hàng thì

Ngân hàng phải ngay lập tức thanh tốn đầy đủ giá trị hóa đơn mà khơng cần quy định thời hạn thanh toán.

: 42A : Ngân hàng trả tiền

BIDVVNVX7065 (Mã Swift của Ngân hàng BIDV) Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

: 43P : Giao hàng từng phần

Bị ngăn cấm

Nhận xét: Giao hàng từng phần được hiểu là giao hàng trên nhiều con

tàu, ngay cả khi những con tàu này rời cảng cùng một ngày và đến cùng cảng đến.

: 43T : Giao hàng qua trung chuyển

Bị ngăn cấm

Nhận xét: Chuyển tải hàng hóa là việc dỡ hàng xuống từ một tàu

biển/máy bay này và lại bốc hàng lên sang tàu biển/máy bay khác trong một hành trình vận tải đường biển/đường hàng khơng từ cảng/sân bay bốc hàng tới cảng/sân bay dỡ hàng. Trên thực tế thì khơng có hãng tàu/ hàng khơng quốc tế nào có thể bao phủ tất cả cảng biển/ vùng bay trên thế giới bằng một chuyến tàu/ máy bay duy nhất, vì vậy họ buộc phải tách ra thành các tuyến đơn nhỏ gửi cho một tàu khác có tuyến đường phù hợp.

: 44E : Cảng bốc hàng/ Sân bay khởi hành

Bất cứ bất cứ sân bay nào của Singapore

Nhận xét: Việc quy định cảng bốc hàng như trong L/C và hợp đồng này

tạo điều kiện thuận lợi cho người xuất khẩu lựa chọn hành trình tuyến đường biển phù hợp và thuận tiện nhất để giao hàng.

Nhận xét: Sân bay Nội Bài nằm tại Hà Nội, là thuận lợi cho việc nhận dỡ

hàngvà vận chuyển chi phí thấp.

: 44C : Ngày giao hàng muộn nhất

30/11/2016

Nhận xét: Thông thường trong L/C quy định mục 44D - Thời gian

giao hàng. Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C. Ngày giao hàng phải sau ngày mở L/C một thời gian hợp lý. Thời gian hợp lý được tính tối thiểu bằng tổng của số ngày cần có để thơng báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập. Số ngày chuẩn bị hàng để giao phải nhiều nếu hàng xuất khẩu là mặt hàng phức tạp, phải điều động từ xa ra cảng và phải tái chế lại trước khi giao hoặc nếu thời điểm giao hàng là mùa ẩm ướt. Ngược lại, nếu hàng xuất là các sản phẩm cơng nghiệp thì khơng địi hỏi số ngày chuẩn bị q lớn. Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời gian này thường được tính bằng số ngày chuyển chứng từ từ nơi giao hàng đến cơ quan của nhà xuất khẩu, số ngày lập Bộ chứng từ thanh toán, số ngày lưu giữ chứng từ tại ngân hàng chiết khấu (hoặc Ngân hàng xuất trình/Ngân hàng thơng báo) và số ngày chuyển chứng từ đến ngân hàng mở L/C. Thời gian này nếu khơng có quy định gì được hiểu là 21 ngày làm việc (theo UCP 600).

Trong trường hợp thư tín dụng này, đây là ngày muộn nhất để người xuất khẩu giao hàng. Trong trường hợp người nhập khẩu khơng quy định ngày sớm nhất có thể giao hàng và ngày muộn nhất phải giao hàng (thời gian giao hàng) thì người xuất khẩu có thể giao hàng trước ngày giao hàng muộn nhất quy định tại điều 44C.

- Hàng hóa : Thiết bị định tuyến Cisco

- Kích cỡ : (1,35 – 4,10) mm x (735 – 1.880) mm x

- Chất lượng : JIS G3101 – SS400

- Xuất xứ : Trung Quốc

- Số lượng : 5CTN / 31 kgs

- Giá đơn vị :, giá EXW sân bay Nội Bài, Việt Nam theo Incoterms 2000

Tổng giá trị : 14,625.00 USD ± 8%

- Nhãn vận chuyển :

+ Cisco ISR

+ Mã hợp đồng 08013536624 + Được sản xuất tại Trung Quốc

+ Người mua: Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ SAVIS Việt Nam

- Những điều khoản và điều kiện khác như hợp đồng số 8013536624

- Nhận xét: Những điều khoản này được nhắc lại từ hợp đồng

: 46A : Bộ chứng từ cần thiết

Ba bản chính bằng tiếng Anh trừ khi có những quy định khác:

1. Đầy đủ 3/3 bản gốc Vận đơn sạch đã chuyển hàng lên tàu, có số hiệu của L/C này, theo lệnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy, được đánh dấu “Cước trả trước” và thông báo cho người nộp đơn.

2. 3 bản gốc hóa đơn thương mại đã ký bởi người thụ hưởng

3. 3 bản gốc phiếu đóng gói chi tiết đã ký bởi người thụ hưởng

4. 3 bản gốc giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng đã ký bởi người thụ hưởng, thể hiện tiêu chuẩn và thành phần hóa học.

5. 1 bản gốc và 1 bản sao giấy chứng nhận xuất xứ đã ký bởi bất kỳ phịng thương mại và cơng nghiệp nào của Nhật Bản

Nhận xét:

- Bộ chứng từ gồm có: Vận đơn, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Giấy chứng nhận đã gửi Bộ chứng từ, Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng, Giấy chứng nhận xuất xứ. Đây là Bộ chứng từ cơ bản nhất theo tập quán thương mại quốc tế.

- Ngoài ra, một số L/C còn yêu cầu một số chứng từ khác như Tờ khai hải quan, Chứng từ bảo hiểm,Giấy chứng nhận chất lượng, chứng nhận kiểm định, ... Đối với hàng xuất nhập khẩu là động hoặc thực vật, cịn có các chứng từ: Chứng thư kiểm dịch, Giấy chứng nhận vệ sinh, Chứng thư hun trùng. Chứng từ xuất nhập khẩu khá đa dạng và có sự khác nhau theo từng trường hợp cụ thể, dựa theo đàm phán của Người xuất khẩu và Người nhập khẩu.

1. Mọi khoản phí ngân hàng nào khác bên ngoài Việt Nam bao gồm nhưng không giới hạn để tư vấn và xác nhận lệ phí (nếu có), cộng thêm hoặc hồn trả và xử lý các thay đổi đều được tính vào tài khoản của người thụ hưởng. Ngân hàng thơng báo, Ngân hàng xác nhận (nếu có)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH hợp ĐỒNG và bộ CHỨNG từ NHẬP KHẨU THIẾT bị ĐỊNH TUYẾN CISCO của CÔNG TY cổ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ SAVIS VIETNAM (Trang 58 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)