- Cơ sở lý thuyết:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa.
Nhưng tính "xuất xứ" trong một C/O không nghiễm nhiên đồng nghĩa với quốc gia xuất hàng, mà đó phải là quốc gia đã thực sự sản xuất/chế tạo hàng hóa đó. Việc này nảy sinh, khi hàng hóa khơng được sản xuất từ 100% nguyên liệu của quốc gia xuất hàng, hoặc quá trình chế biến và giá trị gia tăng không xuất phát từ một quốc gia duy nhất. Thông thường, nếu hơn 50% giá trị hàng bán ra xuất phát từ một nước thì nước đó được chấp nhận là quốc gia xuất xứ.Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác, các tỉ lệ khác về mức nội hóa cũng được chấp nhận.
Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa, C/O cũng quan trọng cho áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và thống kê.
Tại Việt Nam, Tổ chức cấp C/O form E là các đơn vị được Bộ Thương mại ủy quyền cấp C/O form E, phổ biến là VCCI. VCCI khơng thu phí đối với doanh nghiệp làm thủ tục cấp C/O, tuy nhiên doanh nghiệp phải mua form mẫu với lệ phí là 40,000đ/bộ
- Các loại form C/O:
C/O form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP
C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo
hiệp định CEPT
C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi
thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc
C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt
Nam-Lào
C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi
thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc
C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn
cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP
C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất
C/O form Textile: (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định
dệt may Việt Nam-EU
C/O form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang
Mexico theo quy định của Mexico
C/O form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
C/O form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru
- Phân tích và Nhận xét
Do C/O mà nhóm có được bị mờ mất chữ sau khi photo nên những phần bị mờ sẽ được thay thế bởi các phần tương đương trong B/L. Các phần thông tin bị mờ đã được xác nhận với bên công ti T608 là hợp lệ và phù hợp với B/L.
Nội dung trong CO Nhận xét
C/O phân tích là giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E được phát hành ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sở dĩ sử dụng C/O form E là bởi hợp đồng giao dịch nghiên cứu là hợp đồng xuất khẩu từ Trung Quốc sang một nước ASEAN là Việt Nam, và được hưởng các ưu đãi về thuế theo Hiệp định đã kí kết ACFTA.
Tên bên xuất khẩu, bên nhận hàng được ghi rõ với địa chỉ trụ sở cụ thể, phù hợp khi đối chiếu với hợp đồng và các chứng từ liên quan khác.
Notify party, là bên nhận thông báo khi hàng đến, cũng được ghi đầy đủ và rõ ràng. Ở đây, bên nhận thông báo đồng thời là bên nhận hàng.
Các thông tin về vận tải đã kê khai khá chi tiết bao gồm hình thức vận chuyển, tên phương tiện vận chuyển, cảng đến, cảng đi, thời gian. Tuy nhiên mục này còn thiếu số của vận đơn.
Cảng nhận hàng cuối cùng và bên nhận hàng ở ô 2 đã cùng 1 nước nhập khẩu (ở ô 1).
Mô tả đầy đủ về đặc điểm, khối lượng hàng hố, các thơng tin như mã HS, khối lượng bằng chữ, khối lượng cụ thể của từng bao hàng cũng như cả lô hàng.
Chú ý rằng mã HS ở đây là của nước nhâp khẩu – không phải của nước xuất khẩu
Tiêu chí xuất xứ form E khá quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ này. Nó cho biết tỉ lệ bao nhiêu phần trăm giá trị hàng hóa được sản xuất tại nước cấp C/O.
Chứng từ phân tích được ghi là “WO” = Wholy Owned: xuất xứ thuần túy, nghĩa là 100%
Nêu rõ trọng lượng tịnh của lô hàng, giá đã được chuyển sang giá FOB
Đầy đủ số và ngày của hoá đơn
Ngày phát hành C/O (10/08/2017) sau ngày được khai báo trên Hoá đơn thương mại (07/08/2017). Ngày ký của người xuất khẩu (10/08/2017) trùng với ngày phát hành C/O
→ Ngày phát hành C/O là hợp lệ, đúng quy định.
Chữ kí xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền là của Cục Xuất - Nhập và Kiểm dịch Thực vật Thẩm Quyếnvà chữ ký bên xuất khẩu là chữ kí có thẩm quyền của doanh nghiệp xuất khẩu chứng nhận về những lời khai về nguồn gốc là hoàn toàn xác thực.
→ Đáp ứng được yêu cầu về tính hợp pháp của bản C/O.