KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ngưỡng nợ công tối ưu của việt nam (Trang 74 - 76)

CHƢƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.3. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH

Với thách thức hiện nay là khả năng nợ công vƣợt ngƣỡng 65% vẫn có thể xảy ra. Triển vọng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chƣa bền vững, tình hình kinh tế, chính trị tại khu vực và thế giới còn nhiều bất ổn, cùng với năng lực cạnh tranh hạn chế của nền kinh tế Việt Nam dẫn đến tăng trƣởng kinh tế Việt Nam không nhƣ kỳ vọng trong những năm tới, kéo theo kế hoạch trung hạn về vay và trả nợ công bị phá vỡ, tỉ lệ nợ công/GDP tăng.

Đồng thời vẫn còn hàng loạt những rủi ro về cấu trúc nợ công; rủi ro trong chi tiêu công; rủi ro trả nợ công; rủi ro tỉ giá và lãi suất… thì vấn đề nợ cơng cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ cơng

và đặc biệt là Luật Quản lý nợ cơng để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản. Trong đó cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Quản lý nợ cơng về trả nợ Chính phủ (Điều 30) và trả nợ của chính quyền địa phƣơng (Điều 42) cho phù hợp; bổ sung thẩm quyền của các cơ quan nêu trên liên quan đến kế hoạch chi trả nợ trong kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nƣớc 3 năm tại Luật Quản lý nợ công cho phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nƣớc; cần có quy định về chỉ tiêu thống kê, thực hiện thống kê tại Luật Quản lý nợ cơng để có cơ sở báo cáo thơng tin thống kê về nợ công phù hợp, đồng bộ chung với pháp luật về thống kê; Luật Quản lý nợ cơng cần có các quy định về thẩm quyền để thống nhất với Luật Đầu tƣ công; sửa đổi Luật Quản lý nợ cơng theo hƣớng có quy định về kiểm tốn nợ cơng phù hợp với Luật Kiểm toán Nhà nƣớc 2015.

Thứ hai, tổng kết, sửa đổi, bổ sung Chiến lƣợc quản lý nợ công, đặc biệt là giai đoạn

2016-2020 theo hƣớng phù hợp với thực tế nợ công hiện nay. Việc tiếp tục duy trì nợ cơng trong hạn mức cần đƣợc theo dõi, đánh giá, tổng kết và những cảnh báo. Vì vậy, việc cập nhật Chiến lƣợc quản lý nợ để có những chỉ báo định hƣớng là rất cần thiết trong thời điểm đầu giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, kiểm soát việc tăng vốn vay: Chỉ chi tiêu nếu đã có nguồn thực; gắn trách

nhiệm vay - trả nợ trực tiếp với ngƣời ra quyết định đầu tƣ và tiêu dùng; không phát sinh nợ vay nếu khơng có phƣơng án trả nợ khả thi; không vay cho tiêu dùng.

Thứ tư, tăng cƣờng trả nợ, cơ cấu lại vốn vay, khơng để tình trạng quá hạn trả nợ: Tăng

cƣờng kiểm soát các khoản vay về cho vay lại; hạn chế tối đa các khoản vay từ nƣớc ngoài, thay bằng vay trong nƣớc; tập trung các nguồn để trả nợ, nhất là nợ nƣớc ngồi đến hạn; kiểm sốt việc bảo lãnh tín dụng cho DNNN; tập trung trả nợ đọng xây dựng cơ bản.

Thứ năm, giảm chi hiệu quả: Giảm chi thƣờng xuyên thông qua việc cơ cấu lại bộ máy,

tinh giản biên chế, giảm chi các hoạt động khánh tiết; giảm thiểu khởi cơng các cơng trình đầu tƣ có tính chất tiêu dùng; giảm chi bù lỗ DNNN; nâng cao hiệu quả đầu tƣ công để giảm tổng mức đầu tƣ, nâng cao đóng góp của đầu tƣ cơng vào tăng trƣởng kinh tế, góp phần giảm bội chi.

Thứ sáu, tăng thu ngân sách bền vững: Rà soát, xem xét, đánh giá, đổi mới hệ thống thu

ngân sách hiện hành; cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đăng ký kinh doanh nhằm chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức do khu vực này có quy mô kinh tế lớn, trong khi chỉ chịu mức thuế thấp; tăng thu từ đất đai thông qua tăng thu từ thuế đất và nhà ở; tăng cƣờng hiệu năng của bộ máy thu thuế, thu ngân sách, tránh, giảm thất thốt.

Thứ bảy, đa dạng hóa nguồn nợ nƣớc ngồi: Khơng quy nợ nƣớc ngồi về một đồng

ngoại tệ; theo sát diễn biến thị trƣờng ngoại hối để có phản ứng thích hợp đối với nợ nƣớc ngoài; từng bƣớc thay thế nợ nƣớc ngoài bằng nợ trong nƣớc.

Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam ln đối mặt với tình trạng có khả năng mất kiểm sốt nợ công và không cắt giảm đƣợc nợ công bền vững, chủ yếu xuất phát từ những thách thức mang tính hệ thống trong việc cấu trúc nợ cơng, chi tiêu công, trả nợ công. Một số giải pháp đƣợc kiến nghị cho giai đoạn 2016-2020, bao gồm các giải pháp về hoàn thiện thể chế, kiểm sốt một số nguồn nợ cơng có rủi ro cao và đảm bảo khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ngưỡng nợ công tối ưu của việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)