Bài dịch 1: Báo cáo hợp nhất: Bài thuyết minh từ những con số:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) những nhận thức đối với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trường hợp của việt nam (Trang 42 - 43)

Chương 3 TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm của nhóm về các khía cạnh của bài nghiên cứu:

4.1.1. Bài dịch 1: Báo cáo hợp nhất: Bài thuyết minh từ những con số:

Bài nghiên cứu đã mang đến cho người đọc những nhận thức tổng quát và cũng rất cụ thể về việc lập và trình bày nên một báo cáo hợp nhất của Doanh nghiệp bất kì. Nghiên cứu đã đưa ra những cơ sở chi tiết, những căn cứ xác đáng cho việc lập nên một báo cáo hợp nhất, đưa ra những ví dụ cụ thể, những dẫn chứng thuyết phục về các báo cáo hợp nhất của rất nhiều các đơn vị tổ chức trên thế giới, đưa ra được một cái nhìn tổng quan về sự thay đổi hình thức của báo cáo thường niên, bắt đầu bằng sự hiểu biết về bản báo cáo thuyết minh ở nghĩa rộng và sau đó mở rộng, chuyển từ những con số thành bản thuyết minh nằm trong chức năng của báo cáo hợp nhất. Mục đích là để thơng tin cho cả các học giả và các doanh nghiệp kiến thức và kĩ năng để vận dụng vào thực tế.

Bài nghiên cứu kết hợp sử dụng nhiều phương pháp với nhau.Và cách liệt kê thông tin đi kèm theo giải thích được sắp xếp một cách logic giúp cho người xem nghiên cứu dễ dàng phân loại và chọn lọc các thông tin cho họ.

Đi kèm từng phương pháp nghiên cứu là các dẫn chứng thực về các cuộc nghiên cứu có liên quan làm tăng tính xác thực về thông tin đưa ra cho bài nghiên cứu.

Trong những năm gần đây, BCTC của các doanh nghiệp được quan tâm đến rất nhiều, khiến cho các cơ quan quản lý điều lệ phải đưa ra các chuẩn mực nhất định áp dụng cho BCTC của các doanh nghiệp, khiến cho các BCTC thân thiện và dễ đọc hơn so với đại đa số người đọc và các bên liên quan. Từ đó giúp cho các bên liên quan có thể đưa ra được những quyết định kinh tế đúng đắn. Những khuyến nghị tập trung nhìn vào phía trước, những giá trị

dài hạn, những biện pháp phi tài chính mang lại sự liên kết tốt hơn trong những thơng tin trong và ngồi doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về BCTC với những con số mà còn mở rộng ra tới những vấn đề có tính vĩ mơ hơn (con người, xã hội, môi trường,..) và cũng là những vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm hơn từ các doanh nghiệp. Nói cách khác, việc thêm vào BCTC các vấn đề trên đã đánh trúng thị hiếu của phần lớn các nhà đầu tư, đây là một bước thay đổi mới của BCTC, nó khơng cịn là một bản báo cáo truyền thống mà ngày càng được sửa đổi (dĩ nhiên là phả trong khn khổ chuẩn mực kế tốn và các quy định pháp luật) để ngày càng phù hợp hơn với xu thế tồn cầu.

Nghiên cứu này cịn mở rộng ra toàn cầu bằng những sự kiện đã xảy ra gần đây, điển hình là Hướng dẫn về Báo cáo phi tài chính của Liên minh châu Âu (EU) và Việc nước Anh

rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit),... nhằm mục đích thể hiện những ảnh hưởng do Sự đổi

mới của BCTC gây ra. Một ví dụ về sự gia tăng áp lực đối với báo cáo của công ty ngừng sử dụng các báo cáo truyền thống về các thơng tin phi tài chính, sự thay đổi với quy mơ lớn này khiến cho chính phủ phải lập ra một bản hướng dẫn về Báo cáo phi tài chính nhằm chỉ dẫn cho các cơng ty về việc lập và trình bày BCTC.Việc Anh rời EU (Brexit) chắc chắn sẽ gây ra gián đoạn cho các doanh nghiệp có liên quan đến việc hợp tác với nước này, do đó BCTC của họ chắc chắn sẽ có những sự thay đổi lớn ngay trong q trình BCTC đang ngày càng có sự chuyển mình mạnh mẽ, đây có lẽ là tác động tất yếu của Brexit đến hệ thống kế tốn cũng như tồn bộ hệ thống BCTC ban đầu.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) những nhận thức đối với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trường hợp của việt nam (Trang 42 - 43)