Những điểm nhóm học được từ bài nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) những nhận thức đối với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trường hợp của việt nam (Trang 45 - 48)

Chương 3 TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU

4.2. Những điểm nhóm học được từ bài nghiên cứu:

4.2.1. Bài dịch 1: Báo cáo hợp nhất: Bài thuyết minh từ những con số:

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, lĩnh vực kế tốn khơng cịn là vấn đề mang tính nội tại, riêng biệt của từng quốc gia. Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, các quốc gia thường cho phép các doanh nghiệp lựa chọn Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hoặc IFRS khi lập và trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo thường niên là một trong những kênh thông tin quan trọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để nhà đầu tư, cổ đông ra quyết định đầu tư. Những con số được thể hiện trong báo cáo thường niên phản ánh thơng tin tài chính của nội bộ công ty, được điều chỉnh và cơng bố ra bên ngồi, được thuyết trình trong báo cáo thường niên của cơng ty. Và cùng với đó, chất lượng của báo thường niên cũng được cải thiện hơn. Trong những năm gần đây, BCTN của doanh nghiệp đã tuân thủ rất tốt các vấn đề pháp lý, giảm dần những nội dung khơng phải là trọng tâm của BCTN. Nhìn chung cả nội dung lẫn hình thức BCTN đều được cải thiện đáng kể so với trước kia, trong đó các doanh nghiệp đã nghiêm túc hơn trong việc xây dựng BCTN. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững và trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội để hướng đến phát triển doanh nghiệp bền vững. Điều này có nghĩa là khơng phải doanh nghiệp nào cũng đặt ra yêu cầu phát triển bằng mọi giá mà họ đã hướng tới bảo vệ môi trường, mơi sinh, đặc biệt trước những biến đổi khí hậu hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của tồn nhân loại.

Nghiên cứu cịn đưa ra một bài học mới khi các doanh nghiệp niêm yết và các doanh nghiệp lớn đang phải đảm bảo theo hướng dẫn báo cáo tường thuật thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn lại khơng được quy định rõ, tạo nên sự bất bình đẳng ở khu vực này. Điều này dẫn

đến việc IASB và IFRS sẽ phải đề những biện pháp, cải tiến để các yêu cầu về báo cáo thường niên này có thể sớm áp dụng được cho cả các công ty vừa và nhỏ.

4.2.2. Bài dịch 2: Những nhận thức đối với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS):Trường hợp của Việt Nam: Trường hợp của Việt Nam:

Trong xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển của tiến trình theo hướng quốc tế hóa các chuẩn mực kế tốn là điều tất yếu. Khơng có một “ngơn ngữ chung” thì các chuẩn mực của các quốc gia được đưa ra khác nhau, ảnh hưởng tính hiệu quả của thị trường thế giới, có thể làm giảm sút khả năng hợp tác tìm kiếm vốn để cạnh tranh một cách có hiệu quả. Hơn nữa, nếu mỗi quốc gia xây dựng riêng cho mình các chuẩn mực kế tốn thì rất tốn kém, trong khi nhu cầu đối với các chuẩn mực đều giống nhau giữa các quốc gia khác nhau, mặc dù nền văn hóa và những truyền thống khác có thể tác động tới q trình xây dựng chuẩn mực ở mỗi quốc gia. Theo xu hướng chung và tất cả các nhân tố quốc tế đã thúc đẩy sự thay đổi và hình thành chuẩn mực kế tốn quốc tế. Hiện nay, IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế chất lượng cao, các nguyên tắc kế toán thống nhất trong lập và trình bày BCTC, có thể đáp ứng phần lớn các yêu cầu đặt ra cho một chuẩn mực kế tốn chung tồn cầu, đã và đang tiếp tục quá trình hồn thiện. Việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của hoạt động Báo cáo tài chính. IFRS giúp đảm bảo tính thống nhất toàn cầu

của chuẩn mực BCTC áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau, trong việc đo lường, cơng khai và minh bạch tài chính. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế và nâng cao uy tín của họ ở cả cấp độ quốc gia và tổ chức. Vì vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngồi, các cơng ty niêm yết…cần phải biết việc trình bày báo cáo tài chính theo IFRS.

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới như EU, Úc, Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á…Hoa Kỳ đã cho phép các cơng ty nước ngồi niêm yết tại nước này sử dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mà khơng cần chỉnh hợp. Nhiều quốc gia đang trong quá trình chuẩn bị thông qua bộ chuẩn mực IFRS trong những năm tới. Hiện nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa hịa hợp hồn tồn với chuẩn mực kế tốn quốc tế. Tồn tại một khoảng cách khác biệt giữa chuẩn mực Kế toán Việt Nam với chuẩn mực Kế tốn Quốc tế. Những khác biệt này có ảnh hưởng đến q trình hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam. Việc áp dụng IFRS có chọn lọc, phù hợp thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là điều cấp thiết phải tiến hành. Để áp dụng IFRS, tồn tại nhiều trở ngại và thách thức đối với Việt Nam. Bởi lẽ đây là một chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế với một chuẩn mực cao, phức tạp, địi hỏi chi phí cao và thời gian dài để áp dụng. Đặc biệt, để có thể áp dụng IFRS, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế tốn u cầu được

đào tạo có trình độ, chun mơn cao để có thể hiểu và thực hành. Tuy nhiên, kế toán tại Việt Nam chưa được đào tạo chuyên sâu về IFRS, chưa có kinh nghiệm thực tế, trình độ cịn thấp. Vì vậy, việc áp dụng

IFRS sẽ là khó khăn khơng hề nhỏ đối với những người đang làm trong lĩnh vực kế tốn. Những thách thức, khó khăn này cần được xác định, lường trước để Việt Nam có thể đưa ra những biện pháp khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Việc áp dụng IFRS hiện nay là vấn đề cấp bách được đặt ra đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngồi, các cơng ty niêm yết. Nhưng luôn tồn tại những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Và IFRS là ngơn ngữ chính chung được sử dụng tồn cầu, việc hiểu biết IFRS giúp DN có những thơng tin hữu ích về các DN khác trong cùng ngành, có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác.Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Những nhận thức đối với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): trường hợp của Việt Nam” để nghiên cứu. Từ đó, phần nào giúp làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS, đưa ra các biện pháp đẩy nhanh quá trình áp dụng IFRS tại Việt Nam. Tuy nhiên,

triển khai IFRS là vấn đề không đơn giản và rất quan trọng, nên Việt Nam cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế.

KẾT LUẬN

Từ bài nghiên cứu trên, nhóm 2 đã rút ra được nhiều kinh nghiệm áp dụng trong việc thực hiện một nghiên cứu khoa học.

Thứ nhất, bài nghiên cứu cần có một ý nghĩa và có mục đích rõ ràng. Khi tìm một đề tài nghiên cứu thì chúng ta cần đưa ra được những thơng tin cần thiết: tính cấp thiết của đề tài đối với xã hội, nhiệm vụ, đối tượng phạm vi, những kết quả đạt được, những đóng góp mới, những kết luận... Để từ đó đặt ra một mục đích rõ ràng rồi đưa ra được những phương pháp thực hiện nghiên cứu phù hợp.

Thứ hai, bài nghiên cứu này đã được thể hiện bởi một hình thức nội dung rõ ràng và đầy đủ, trình bày rõ quá trình nghiên cứu và phân tích kết quả điều tra cụ thể. Đây cũng là những điều cần thiết cho sinh viên biết và rút kinh nghiệm khi thực hiện và báo cáo nghiên cứu.

Thứ ba, bài nghiên cứu này cũng đã đưa ra được những kiến thức hữu ích đối với sinh viên về mơn học, từ đó giúp sinh viên hiểu rõ hơn thơng tin của đề tài, có thêm kiến thức vận dụng trong học tập, trong các bài nghiên cứu cũng như cho công việc sau này.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) những nhận thức đối với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trường hợp của việt nam (Trang 45 - 48)