Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công và đổi mới trong quản lý nợ công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 33 - 39)

III. Định hướng nợ công của Việt Nam trong thời gian tới

3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công và đổi mới trong quản lý nợ công

trong quản lý nợ công ở Việt Nam.

a. Một số biện pháp phịng ngừa khủng hoảng nợ cơng ở Việt Nam.

Để phòng tránh những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ công cho nền kinh tế Việt Nam cần phải xuất phải từ chính nội tại nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như từ những nguyên nhân đã gây ra khủng hoảng nợ công tại EU và từ chính những tác động của nó tới Việt Nam như đã phân tích ở trên theo các hướngsau:

Thứ nhất, để quản lý và phịng tránh khủng hoảng nợ cơng, u cầu quan

trọng nhất là phải có cơ chế quản lý nhà nước hữu hiệu nhằm kiểm sốt hoạt động tài chính và sự lưu chuyển các nguồn tài chính, trong đó có sự minh bạch thơng tin, duy trì hiệu lực, hiệu quả các giám sát vĩ mô, bảo đảm các yêu cầu an sinh xã hội, và tìm kiếm, phối hợp các nguồn lực cho phát triển đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững.

Thứ hai, cần phải quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Về dài hạn

cần chủ động giảm thiểu đầu tư cơng, tăng đầu tư ngồi ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội, chuyển trọng tâm đầu tư cơng ra ngồi lĩnh vực kinh tế để tập trung vào phát triển các lĩnh vực hạ tầng và xã hội, đồng thời cần có sự đổi mới quy trình, tiêu thức phù hợp và chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn và thông qua các dự án công.

Thứ ba, kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty

nhà nước đầu tư dàn trải ra ngồi ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính.Tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu

kinh tế - xã hội, dịch vụ công, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ tư, cần đảm bảo tính ổn định hệ thống, chủ động phịng ngừa các tác

động mặt trái, những cái “bẫy” nợ nần và hiệu quả thiết thực trong quá trình tái cấu trúc trong cả khu vực doanh nghiệp cũng như trong khu vực tài chính - ngân hàng. Ngồi ra, cần chú ý xử lý tốt các vấn đề liên quan đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội.

b. Những bài học và giải pháp cụthể

Trên cơ sở các định hướng trên, có thể rút ra một số bài học và giải pháp cụ thể cho việc phòng tránh khủng hoảng nợ công tại Việt Nam.

Thứ nhất, vấn đề xử lý doanh nghiệp nhà nước (DNNN), gồm các mảng sau:

(i) Chấm dứt việc đầu tư tràn lan vào DNNN và chỉ giữ lại một số lượng tối thiểu các DNNN ở mức có thể điều hành được (một hay hai chụcDN);

(ii) Chấm dứt toàn bộ việc đầu tư ngoài ngành (nhất là để doanh nghiệp (DN) làm chủ một ngân hàng hay ngượclại);

(iii) Mọi quyết định lập DNNN cần phải được thảo luận kỹ và phải được Quốc hội thơng qua. Chính phủ cần chấm dứt việc tự ý chi tiêu vượt ngân sách đã được Quốc hội thông qua (ở một số nước việc này bị coi là phạm pháp).

Thứ hai, Chính phủ khơng nên tiếp tục ra lệnh cho Ngân hàng Nhà nước in

tiền để chi tiêu và phân phối tín dụng, đặc biệt là cho DNNN làm quả đấm thép cho phát triển vì tính thiếu hiệu quả của nó và vì ngân sách đã thâm hụt quá lớn (cỡ từ 5-7% GDP hiện nay). Trong giai đoạn hiện nay, thâm hụt ngân sách ở mức 3% đã được nhiều nước cảnh báo là đang ở ranh giới báo động. Kích cầu bằng thâm hụt ngân sách chỉ là một giải pháp nhất thời và chỉ nên được sử dụng trong trường hợp bất khả kháng khi nền kinh tế vì một lý do nào đó rơi vào khủng hoảng mất cân đối do cầu giảm. Nó tuyệt đối khơng phải là giải pháp để phát triển kinh tế vì nó sẽ dẫn đến lạm phát cao và mất ổn định do thâm hụt ngân sách sẽ được bù đắp bằng cách in thêmtiền.

Thứ ba, nâng cao tỷ lệ vốn tự có (vốn cổ phần hay vốn chủ sở hữu) trong

doanh nghiệp (cả DNNN lẫn DN tư nhân) để đảm bảo phát triển bền vững. Hiện nay, tại Việt Nam, tỷ lệ vốn vay trên vốn tự có của DNNN là 1,77 - quá cao so với ở Mỹ và châu Âu (cỡ vào khoảng 0,7), bởi lẽ với tỷ lệ vốn

vay quá cao, trong trường hợp lãi suất tăng có thể nhanh chóng đẩy DN tới chỗ mất khả năng thanh toán.

Thứ tư, xử lý vấn đề tập trung và phân cấp theo hướng cần tập trung quyền

lực đầu tư phát triển hạ tầng vào 7 vùng thay vì từng tỉnh như hiện nay nhằm tránh phí phạm xây dựng trùng lặp và giảm ảnh hưởng của địa phương đối với cơ quan trung ương đóng tại địa bàn của tỉnh. Thêm vào đó, phân cấp quản lý lãnh thổ, rừng, bờ biển, sơng ngịi giữa trung ương, vùng và tỉnh đều nhằm tập trung quyền lực để phát triển cơ sở hạ tầng.Không phân cấp cho tỉnh phát hành trái phiếu của tỉnh ra nước ngồi và kiểm sốt chặt chẽ việc phát hành trái phiếu địa phương nhằm tránh việc chồng chất nợ cơng khơng kiểm sốtđược.

Thứ năm, sự mở rộng tín dụng quá mức hiện nay ở Việt Nam là do Ngân

hàng Nhà nước khơng có tính độc lập theo chuẩn mực của một nền kinh tế thị trường và của một Ngân hàng Trung ương cho nên tiến hành hoạt động chưa theo mục đích tối thượng là nhằm bảo vệ sự ổn định của giá cả trên thị trường, mà đã hành động theo lệnh của Chính phủ là in tiền để tài trợ cho việc xây dựng DNNN thành các quả đấm thép (nhưng thực tế là thiếu hiệu quả). Hệ quả là hủy hoại nền kinh tế. Tình trạng khó khăn về kinh tế hiện nay ở Việt Nam bùng nổ khi Chính phủ thi hành các gói cứu trợ nhưng khơng được kiểm sốt chặt chẽ nên phần lớn gói cứu trợ này đã khơng được đầu tư vào sản xuất mà lại được đầu tư vào chứng khốn và bất động sản. Khi quả bóng bất động sản xì hơi đã gây ra sự khó khăn cho hệ thống tài chính ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu gia tăng không ngừng.

Thứ sáu, theo Luật các tổ chức tín dụng (2010), có rất nhiều ngân hàng

được phép thành lập nhưng chủ yếu là để giúp các địa phương và nhóm lợi ích tham gia trục lợi vì Luật này không phân biệt giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Theo kinh nghiệm của EU, thì ngân hàng thương mại sử dụng tiền huy động của khách hàng để cho vay, còn ngân hàng đầu tư chủ yếu là đầu tư vào chứng khốn bằng tiền của chính họ hoặc phục vụ khách hàng để thuphí dịch vụ. Bởi vậy, để tránh rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng và tránh khủng hoảng, cần phải sửa đổi lại Luật các tổ chức tín dụng, nhấn mạnh sự khác biệt về chức năng và nhiệm vụ của hai loại ngân hàng trên, đồng thời chấm dứt việc cho phép một ngân hàng làm chủ doanh nghiệp phi tài chính hay một doanh nghiệp phi tài chính thành

Thứ bảy, Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập chuẩn mực vốn tối thiểu cho

các loại ngân hàng, đồng thời thiết lập và công bố các thống kê cơ bản của từng ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính tiền tệ nói chung để phục vụ cho cả người làm chính sách và cả người sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Namcó:

 101 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài baogồm

(i) 5 ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó có 4 ngân hàng lớn nhất mỗi ngân hàng có vốn điều lệ trên 1 tỷ USD và tổng tài sản từ 15-25 tỷ USD.

(ii) 39 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, trong đó chỉ có một vài ngân hàng lớn như Eximbank (vốn điều lệ 630 triệu USD), Sacombank (vốn điều lệ 550 triệu USD), ACB (vốn điều lệ 470 triệuUSD).

(iii) 53 chi nhánh ngân hàng nước ngồi và ngân hàng có 100% vốn nước ngồi.

(iv) 5 ngân hàng hợp doanh với nướcngồi.

 18 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho th tài chính và 1.202 quỹ tín dụng nhândân.

 105cơngtychứngkhốn,47quỹđầutư,43cơngtybảohiểmphinhânthọ và bảo hiểm nhân thọ, hơn 10 công ty môi giới bảo hiểm và tái bản

c. Những biện pháp quản lý nợ công hiệu quả

Phát triển nội lực nền kinh tế

Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thơ hơn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao nhận biết và thực hành về vấn đề thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Xây dựng môi trường tài chính hiệu quả

- Cơng khai, minh bạch về tài chính

Đây là một nguyên tắc căn bản hàng đầu và phổ biến trên thế giới trong quản trị cơng nói chung, quản trị tài khóa và đặc biệt là trong quản trị nợ công. Theo hướng dẫn quản lý nợ công của IMF (2003) cũng như Cẩm nang minh bạch tài khóa (2007), cần đặc biệt nhấn mạnh một số yêu cầu cơbản như sau:

Thứ nhất, xác định rõ vai trị và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của

Chính phủ.Đây là u cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình trong việc hoạch định và thực thi chính sách tài khóa.

Thứ hai, khu vực chính phủ phải được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn

lại của khu vực cơng và phần cịn lại của nền kinh tế; chính sách và vai trị quản lý của khu vực cơng phải rõ ràng và được công bố công khai.

Thứ ba, về quản lý nợ, pháp luật quản lý nợ nên giao trách nhiệm rõ ràng

cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chính trong việc: Lựa chọn các cơng cụ cần thiết cho việc vay nợ; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ (nếu luật không quy định rõ) - thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững; thiết lập và kiểm sốt cơ quan/tổ chức có trách nhiệm quản lý nợ (thuộc quyền hoặc nằm ngoài) và thiết lập quy chế quản lý nợ.

Thứ tư, luật phải quy định cụ thể tất cả các khoản chính phủ bảo lãnh.

Luật cũng phải xác định rõ vai trò của Ngân hàng Trung ương sao cho việc phát hành quỹ chứng khốn khơng bị lẫn với các biện pháp nghiệp vụ thuộc chính sách tiền tệ. Tất cả các khoản vay phải được ghi có tại một tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm tra của Bộ Tài chính, và nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho cơng chúng. Minh bạch tài khóa địi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và cơng khai cho cơng chúng.

Ngồi ra, cần đảm bảo rằng thông tin về nợ công phải bao quát cả quá khứ, hiện tại và dự tính cho tương lai. Điều này hết sức cần thiết vì thơng tin cơng khai về nợ cịn nhằm tăng cường khả năng can thiệp và phịng ngừa tình huống xấu xảy ra.

- Cải cách hành chính

Việc cải cách hành chính nhà nước cần được thực hiện trên tất cả các nội dung: Thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức,... Trong đó, cần tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dân. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hóa và thơng tin đầy đủ trên cổng thơng tin điện tử của bộ, địa phương để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cơ quan, tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, cơng chức trong cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động ngân hàng, cụ thể:

+ Về hoạt động kiểm toán: Tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý nợ hàng năm.

+ Về hoạt động ngân hàng: Đặc biệt tập trung vào nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Cần phải hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hố cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Thay đổi cơ cấu nợ công

Việt Nam thực sự thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nữa. Để thay đổi cơ cấu nợ cơng, Chính phủ Việt Nam nên phát hành trái phiếu chính phủ ghi bằng nội tệ nhiều hơn. Để nâng cao chất lượng các đợt đấu thầu mua trái phiếu chính phủ, chính phủ nên đưa ra một mức lãi suất phù hợp hơn với lãi suất thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư.

Kiểm sốt nợ cơng ở mức an tồn

Để kiểm sốt nợ cơng ở mức an tồn, cần phải xác định được đâu là mức an tồn (ví dụ: cần phải xác định các tỷ lệ nợ công/GDP và nợ nước ngồi/GDP). Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần chú ý phân tích bản chất của nợ cơng. Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay lượng dự trữ quốc gia... Thực tế xảy ra trên thế giới cho thấy những nước rơi vào khủng hoảng tài chính đều có tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp. Ví dụ: Argentina năm 2001, tỷ lệ đó chỉ ở mức 45%; Ukraine (2007) chỉ 13%; Thái Lan (1996) chỉ có 15%; Venezuela (1981) chỉ có 15%; Rumania (2007) chỉ có 20%...

Sử dụng hiệu quả nợ cơng

Để sử dụng hiệu quả nợ công, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau: - Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư; tránh tình trạngtham nhũng, quan liêu.

- Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngồi quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanhnghiệp nhà nước.

- Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước.

Tài liệu tham khảo

- Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2011), “Tình hình nợ

cơng và quản lý nợ cơng ở Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 14 năm 2011

- PGS.TS Dương Văn Chinh và TS. Phạm Văn Khoan, Giáo trình

“Quản lý tài chính cơng”, NXB Tài chính

- Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Silde bài giảng mơn “Tài chính cơng”

- Thơng tin pháp luật và tài chính, “Đề cương giới thiệu Luật nợ công” - Th.S Nguyễn Thị Hải Bình – Trần Thu Thuỷ, “Phát triển kinh tế giai

đoạn 2011 – 2015 và định hướng 2016 – 2020”, Tạp chí tài chính

- ThS Lê Thị Khương, “Bàn về nợ cơng Việt Nam hiện nay”, Tạp chí ngân hàng, số 21 năm 2016

- Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, Báo cáo “Đánh giá thực trạng nợ công Việt Nam giai

đoạn 2011 – 2015 và đề xuất cho giai đoạn 2016 – 2020”

- Trung tâm thông tin tư liệu, “Đầu tư công, nợ công và mức độ bền

vững ngân sách ở Việt Nam”

- Website:

Ngân hàng nhà nước Việt Nam :https://www.sbv.gov.vn/ Bộ Tài chính :http://www.mof.gov.vn/

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)