Xuất khẩu sang Mỹ tăng có thể khơng bù đắp được những thiệt hại do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm và ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp FDI do sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Dòng thương mại của Mỹ và Trung Quốc dịch chuyển sang các thị trường thay thế, khiến cạnh tranh phức tạp hơn bao giờ hết trên thị trường chính và thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, trong giai đoạn ngắn hạn và với quy mô không mở rộng, kinh tế Việt Nam bị tác động rất ít. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không mấy ảnh hưởng. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu cuộc chiến tranh thương mại này kéo dài và mở rộng với nhiều chủng loại hàng hóa sẽ tác động lớn tới Việt Nam, bởi Việt Nam cũng đang tham gia sâu vào chuối sản xuất toàn cầu. Rủi ro tiếp theo, Việt Nam là nước đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu, thứ 5 về quy mô thương mại với Hoa Kỳ. Với chiều hướng và chính sách gia tăng bảo hộ của Mỹ hiện nay, rủi ro lớn nhất với Việt Nam là Mỹ sẽ đưa ra các rào cản về thuế, về kỹ thuật đối với các nước đang có thặng dư thương mại với Mỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng hóa XK của Việt Nam, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ như dệt may, điện tử, điện thoại... có thể là đối tượng bị nhắm đến.
2. Vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và cưỡng chế chuyển giao cơng nghệ
Hai yêu cầu của Mỹ đặt ra với Trung Quốc bao gồm chấm dứt cưỡng ép
chuyển giao công nghệ và tăng cường các biện pháp chống ăn cắp tài sản trí tuệ đang làm nóng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Mục tiêu của việc áp thuế là nhằm thúc ép Trung Quốc chấm dứt chính sách cưỡng chế chuyển giao cơng nghệ của Mỹ cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
2.1. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
Vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ Trung Quốc đới với các cơng ty của Mỹ đã tồn tại từ lâu. Lấy ví dụ điển hình về Trung tâm mua sắm Imbi Plaza ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
Vào cuối thế kỉ 20, Imbi là "thủ phủ công nghệ cao" của Kuala Lumpur, với hàng loạt cửa hàng bán thiết bị và phần mềm máy tính. Máy tính bán ở Imbi là hàng thật, nhưng hầu hết phần mềm ở đây đều là hàng sao chép trái phép. Thay vì phải bỏ 200 USD để mua phần mềm xịn, người dân Kuala Lumpur tới đây mua đĩa cài Windows, MS Office hay Adobe với giá 10 ringgit (khoảng 2,4 USD) mỗi chiếc. Phần lớn những đĩa phần mềm sao chép này đến từ các nhà máy ở Trung Quốc, nơi hoạt động sao lậu được tiến hành với quy mô lớn. Họ sao chép mọi thứ, từ hệ điều hành máy tính, phần mềm cho tới các đĩa CD ca nhạc, phim Hollywood. Không chỉ bán những chiếc đĩa lậu này tới các trung tâm như Imbi, người Trung Quốc cịn đóng hộp, in hướng dẫn sử dụng, dán kèm tem nổi chống hàng giả để khiến chúng trở nên "thật" hơn và bán cho các cơng ty, tổ chức chính phủ để kiếm lời.
Trong suốt những thập kỉ tiếp theo, chính quyền Mỹ đã kí rất nhiều các thỏa thuận thực thi quyền sở hữu trí tuệ với Trung Quốc nhưng trên thực tế, mọi thứ lại khơng đạt được như kì vọng của Mỹ. Tháng 12/2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet và máy tính, kinh tế Trung Quốc bùng nổ, kéo theo đó là sự nở rộ của nạn sao chép phần mềm lậu. BSA ước tính 70% phần mềm máy tính mới được cài đặt ở Trung Quốc năm 2015 là khơng có bản quyền, với tổng giá trị gần 9 tỷ USD. Không chỉ sao chép lậu phần mềm, người Trung Quốc còn làm giả đồng hồ Rolex, giày Nike, túi Louis Vuitton, điện thoại iPhone.
Thống kê của Ủy ban chống Ăn cắp Sở hữu Trí tuệ Mỹ cho thấy số hàng hóa hữu hình bị làm giả, làm nhái ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong xuất ra nước ngoài năm 2015 chiếm tới 87% giá trị toàn cầu, tương đương 50-100 tỷ USD. Trong suốt những tháng qua, Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ của các cơng ty Mỹ.
2.2. Cưỡng chế chuyển giao công nghệ
Một trong những vấn đề tranh cãi chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh thương mại là cáo buộc Bắc Kinh ép các doanh nghiệp nước ngồi
chuyển giao cơng nghệ. Cơng ty nước ngồi muốn kinh doanh tại Trung Quốc sẽ phải chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Việc này có thể đạt được một cách đơn giản thông qua yêu cầu liên doanh với doanh nghiệp trong nước, hoặc qua các biện pháp phức tạp hơn, như thanh tra nhiều lần.
Chính phủ Trung Quốc vẫn ln phủ nhận cáo buộc trên, khẳng định điều này khơng có cơ sở. Họ cho biết sự hợp tác giữa các công ty là tự nguyện và dựa trên nguyên tắc thị trường.
Mỹ cáo buộc rằng, trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) năm 2001, chuyển giao công nghệ là điều kiện để vào thị trường này. Khi đó, q trình này cũng khơng phức tạp. Ví dụ như việc các nhà máy bỏ dần máy may kiểu cũ.
Dù vậy, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc và nhiều tổ chức khác cho biết đến nay, hoạt động này vẫn còn tiếp tục, dù việc này vi phạm các quy định của WTO. Hệ thống phê duyệt đầu tư nước ngoài của Trung Quốc yêu cầu các công ty lập liên doanh với đối tác Trung Quốc để được cấp phép hoạt động. Một điều khoản của thỏa thuận là công ty nước ngồi phải chia sẻ bí mật kinh doanh, như cách chế tạo phụ tùng xe. Hiện tại, khi nhiều ngành cho phép cơng ty nước ngồi sở hữu phần lớn hoặc 100% doanh nghiệp, việc chuyển giao công nghệ lại chuyển sang hoạt động đánh giá tác động mơi trường, hoặc ngay từ quy trình cấp phép hoạt động.
Để giải thích rõ hơn về q trình này, ví dụ, tại Mỹ, việc thanh tra nhà máy hóa
chất mới chỉ yêu cầu báo cáo về khoảng nhiệt độ sử dụng trong quy trình sản xuất. Trái lại, tại Trung Quốc, Jacob Parker - Phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc tại Bắc Kinh cho biết họ phải cơng khai nhiệt độ chính xác.
Một vấn đề khác là tại nhiều ngành cơng nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh lại thống trị. Việc này được cho là giúp Trung Quốc gây được sức ép lớn lên các cơng ty nước ngồi. Trong một khảo sát năm nay của Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc, 20% công ty cho biết họ cảm thấy bị ép tiết lộ bí mật để được tiếp tục kinh doanh. Tỷ lệ này cao hơn 10% so với năm 2017. Các ngành cơng nghiệp đặc biệt chịu tác động là những ngành có giá trị cao, sử dụng nhiều cơng nghệ, như hóa dầu, thiết bị y tế, dược phẩm và xe hơi.
Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thị Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) điều tra các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của
Trung Quốc, viện dẫn Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974. Vào ngày 22 tháng 3 năm 2018, USTR đã kết luận rằng Trung Quốc đã thực hiện các chính sách vơ lý và thơng lệ khơng cơng bằng để tiếp thu cơng nghệ nước ngồi.
Hình 11: ơng Trump ký một Biên bản ghi nhớ của Tổng thống, lệnh cho Đại diện Thương mại (USTR) và Bộ Tài chính Mỹ tiến hành các biện pháp chống lại
Trung Quốc dựa trên kết quả của cuộc điều tra theo Điều 301
USTR lập luận rằng Trung Quốc đã sử dụng các chính sách bất hợp lý và các hành vi không công bằng đối với các công ty nước ngồi để ni dưỡng, thúc đẩy các công ty công nghệ cao của riêng họ. USTR cũng cáo buộc chiến lược đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc là nhằm đẩy nhanh chuyển giao công nghệ của Mỹ sang Trung Quốc. Khi một công ty Trung Quốc mua một công ty Mỹ, công ty cũ được quyền áp dụng công nghệ mới được mua lại ở Trung Quốc.
Sáng kiến “Made in China 2025” cũng đã nhắm đến các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao. Ví dụ, các quy định về lĩnh vực năng lượng mới cho phép các công ty nước ngồi nắm giữ khơng q 50% vốn và yêu cầu các nhà sản xuất Trung Quốc của họ phải làm chủ công nghệ để sản xuất một chiếc xe hoàn chỉnh. Áp dụng các biện pháp như vậy có nghĩa là Trung Quốc từ chối việc các cơng ty nước ngồi có quyền bán cơng nghệ của họ với giá trị thương lượng riêng, không được nhận tồn bộ lợi ích từ việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ độc đáo của mình.
2.3. Ảnh hưởng đến Việt Nam
Các cáo buộc và biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc về cưỡng chế chuyển giao cơng nghệ khiến chi phí và rủi ro khi kinh doanh tại Trung Quốc ngày càng gia tăng. Các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch đầu tư khi tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng. Việc sản xuất của các doanh nghiệp được chuyển dần từ Trung Quốc sang các quốc gia khác và Việt Nam, ví dụ như Procon Pacific trước đây sản xuất tồn bộ sản phẩm tại Trung Quốc thì hiện nay đã phân bổ 25% tại Ấn Độ và 5-10% tại Việt Nam.