Về việc thực thi Luật sở hữu trí tuệ, Việt Nam cũng không làm tốt trong quá khứ. Tuy nhiên, Việt Nam đang nỗ lực để cải thiện tình trạng này. Việt Nam đã lần đầu thông qua luật bảo hộ sở hữu trí tuệ vào năm 2005, sau đó sửa đổi bổ sung trong lộ trình đảm bảo yêu cầu gia nhập WTO. Luật này tiếp tục được đảm bảo năm 2010. Việt Nam vẫn đang tiếp tục đổi mới để củng cố luật này.
Hiệp định CPTPP và hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ mang đến sức sống mới cho luật bảo vệ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Dù CPTPP đã cắt giảm một số điều so với TPP liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ, hiệp định này vẫn sẽ thiết lập một khung pháp lý chung cho khu vực có sức mạnh tương đương với những bộ luật bảo vệ sở hữu trí tuệ tiên tiến hiện tại.
Trong khi đó, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU có một phần rất dài về quyền sở hữu trí tuệ. Điều này đồng nghĩa Việt Nam sẽ thắt chặt hơn các quy định về sở hữu trí tuệ. Việt Nam dù có q khứ khơng mấy tích cực về vấn đề sở
hữu trí tuệ có thể sẽ được xem là một đồng minh tiềm năng của Mỹ trong nỗ lực cải thiện luật sở hữu trí tuệ.
3. Vấn đề an ninh mạng
3.1. An ninh mạng
Trước đây, Trung Quốc đã để internet hoàn toàn tự do phát triển, khuyến khích cạnh tranh thị trường và phát triển công nghệ. Việc này tuy đã giúp thúc đẩy internet phát triển, nhưng cũng đã “gieo mầm ẩn họa” trong khơng gian mạng. Vì thế, Trung Quốc đã nâng vấn đề an ninh mạng lên mức độ quan trọng chưa từng có, bởi vì cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, mạng internet đã ảnh hưởng tới chiều hướng phát triển, tương lai của đất nước và cuộc sống của hàng trăm triệu người dân.
Mặt khác, Trung Quốc đã phát hiện Mỹ ln kiểm sốt thế giới internet, trong khi mạng internet của Trung Quốc lại quá “yếu” so với Mỹ. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đặt “an ninh mạng” lên vị trí hàng đầu.
Về phía Mỹ, lấy lý do tập đồn cơng nghệ Trung Quốc Huawei có thể lợi dụng các sản phẩm công nghệ để do thám cho chính quyền Bắc Kinh, ơng Trump đã mở mặt trận mới về cơng nghệ trong cuộc chiến, giáng một địn mạnh vào tập đồn Huawei, một trong những cơng ty lớn nhất và thành công nhất của Trung Quốc.
Ngày 15/5, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố đưa Huawei cùng hàng chục chi nhánh vào danh sách đối tượng bị Washington nhận định có khả năng tham gia hoạt động đi ngược lại lợi ích hoặc an ninh quốc gia Mỹ. Với quyết định này, các công ty Mỹ khi muốn cung cấp linh kiện cho Huawei phải xin giấy phép căn cứ theo hàng loạt quy định kiểm soát xuất khẩu. Trên thực tế, chứng minh được việc bán sản phẩm không gây tổn hại đến an ninh quốc gia là chuyện rất khó khăn.
Chính quyền Trump dọa sẽ "cấm cửa" thêm 5 công ty Trung Quốc trong lĩnh vực camera giám sát và cảnh báo UAV nước này có thể đánh cắp dữ liệu. Washington cũng thúc giục các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G, và đến nay nhiều nước, trong đó có Australia và New Zealand đã hưởng ứng.
Một loạt công ty của Mỹ ngay lập tức tuyên bố cắt đứt quan hệ với Huawei. Google tuyên bố cấm Huawei sử dụng tất cả phần mềm từ hệ thống điều hành
Android, YouTube, Google Search, Google Play Store, Chrome cùng các phần mềm dịch vụ khác như Google Map, Gmail trong các phiên bản tương lai. Sau đó, các hãng sản xuất linh kiện như Qualcomm, Intel, Xilinx, Broadcom đồng loạt có động thái tương tự, kéo theo Infineon Technologies nhà sản xuất chip của Đức, cũng tuyên bố dừng xuất xưởng sản phẩm của mình cho Huawei Technology.
Cách đây 2 năm, Beijing ByteDance Technology đã mua lại ứng dụng mạng xã hội Musical.ly của Mỹ với giá 1 tỷ USD. Thương vụ sáp nhập này đã hoàn tất cách đây 2 năm nhưng giờ bị xới lại.
Phía Mỹ nghi ngờ Beijing ByteDance Technology đã vi phạm những nguyên tắc có thể đe dọa an ninh quốc gia nước này. Cụ thể, chính phủ Mỹ nghi ngờ cơng ty Trung Quốc đã kiểm sốt nội dung nhạy cảm liên quan tới chính trị, đồng thời cách thức lưu trữ thông tin và dữ liệu người dùng cũng bị cho có vấn đề.
3.2. Ảnh hưởng đến Việt Nam3.2.1. Ảnh hưởng tích cực : 3.2.1. Ảnh hưởng tích cực :
Huawei bị “đánh” tồn diện trên các mặt trận, gián tiếp tác động đến chiến lược của nhà lãnh đạo họ Tập.
Trong cuộc chiến lần này, theo một báo cáo mới nhất từ Reuters, ¾ trong tổng số 250 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc dự định sẽ rời nước này để chuyển hướng hoạt động sang Mexico & các nước Đơng Nam Á, trong số đó có khơng ít doanh nghiệp cơng nghệ.
Mặc dù, trong một bài đăng trên Twitter trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Trung Quốc đang chết dần vì bị đánh thuế và các doanh nghiệp sẽ dời sản xuất sang Việt nam và các quốc gia Châu Á khác. Nhưng Việt Nam vẫn là một trong số nhiều lựa chọn được đặt ra, không phải là duy nhất.
3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực :
Một trong những đối tác lắp ráp sản phẩm lớn của Apple, Pegatron sẽ dời dây chuyền sản xuất sang Indonesia, thay vì Việt Nam. Câu chuyện nhân cơng, hạ tầng cơ sở được cho là trở ngại lớn trong việc lựa chọn Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất – cơng nghệ. Tuy nhiên, nếu xét về cơng nghệ, thì trở ngại lớn nhất lại đến từ Luật An Ninh Mạng.
Không phải ngẫu nhiên, các doanh nghiệp công nghệ lớn bao gồm Google, Faecbook và Twitter đã bày tỏ mối quan ngại lớn sau khi chính phủ Việt Nam thơng qua một đạo luật hứa hẹn sẽ đưa ra những hạn chế chặt chẽ hơn đối với quyền tự do ngôn luận. Một số ý kiến cho rằng, luật an ninh mạng sẽ đưa đến những hạn chế nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm mơi trường đầu tư nước ngồi và làm tổn thương cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trong và ngoài Việt Nam.
4. Kế hoạch “Made in China 2025”
4.1. Made in China 2025
Made in China 2025 là kế hoạch chiến lược của Trung quốc do Lý Kiến Quốc và nội các của ông đề ra vào năm 2015. Thứ nhất, dân số thu nhập cao và trung bình đang tăng mạnh mẽ tại Trung quốc khiến nhu cầu hàng tiêu dùng chất lượng cao tăng lên, tuy nhiên nền sản xuất của Trung quốc trong giai đoạn 2015 trở về trước hầu như không thể cạnh tranh với chất lượng hàng hóa từ nước ngồi; thứ hai, nếu Trung quốc muốn thốt khỏi cái bẫy thu nhập thấp thì cần di chuyển từ cạnh tranh trong công nghiệp sản xuất hàng giá trị thấp, lương thấp sang nền công nghiệp công nghệ cao, tức đối đầu trực tiếp với Mỹ. Do đó kế hoạch Made in China 2025 được hình thành. Mục tiêu của kế hoạch này là biến Trung quốc từ công xưởng của thế giới dựa vào lao động giá rẻ và hàng hóa chất lượng kém thành một cường quốc sản xuất hàng công nghệ cao và tham gia vào tạo ra giá trị cao hơn cho hàng hóa trong chuỗi giá trị tồn cầu, để từ đó vượt qua cả các quốc gia thu nhập cao và phát triển như Mỹ và Châu Âu tại ngay cả lĩnh vực các quốc gia đó đang thống trị - đó là cơng nghệ.
4.2. Các lĩnh vực chính
10 lĩnh vực mà Trung quốc tập trung phát triển trong kế hoạch Made in China 2025 này gồm công nghệ thông tin (AI), robotics, năng lượng và phương tiện xanh, thiết bị hàng không, kỹ thuật hải dương, thiết bị đường sắt tối tân, thiết bị năng lượng tiên tiến, vật liệu mới, thiệt bị và dụng cụ y tế và máy nơng nghiệp. Trong đó, cải tiến kĩ thuật chất lượng và sự đổi mới sáng tạo luôn được chú trọng đặc biệt. Mục tiêu của Trung quốc là thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài và thúc đẩy các nhà sản xuất cơng nghệ cao của Trung quốc trên thị trường tồn cầu. Sản phẩm bóng bán dẫn được chú trọng đặc biệt khi mà 60% nhu cầu thế giới xuất phát
từ Trung quốc nhưng quốc gia này chỉ sản xuất được 13% lượng cung, thêm nữa hầu hết các mục tiêu phát triển trong kế hoạch Made in China 2025 liên quan tới thiết bị điện tử. Trước năm 2025, Trung quốc đặt mục tiêu tự chủ 70% trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao trong thiết bị hàng không và thiết bị liên lạc, và tới năm 2049 - tròn 100 năm ngày ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - sẽ thống trị ngành công nghiệp công nghệ cao của thế giới.