4.3. Cách thức thực hiện
Để đạt được mục tiêu trên, chính phủ Trung quốc, qua cả biện pháp chính thức cơng khai hoặc phía sau dư luận, thúc đẩy doanh nghiệp nước mình dù làm ăn ở đâu cũng ln ln đặt lợi ích và mục tiêu của kế hoạch Made in China 2025 lên hàng ưu tiên: tiếp nhận cơng nghệ, bằng sáng chế...Chính phủ nước này cũng cung cấp các gói trợ cấp lên tới hàng tỉ dollar cho doanh nghiệp trong nước cùng các gói cho vay lãi suất thấp, quỹ nhà nước...Dù được lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng 4.0 của Đức nhưng các khoản trợ cấp của Đức kém gấp nhiều lần so với Trung quốc đang làm. Tiếp theo, Trung Quốc khuyến khích các hoạt động đầu tư và sát nhập cơng ty nước ngồi, đặc biệt là trong lĩnh vưc sản xuất bóng bán dẫn và cơng nghệ
cao. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tuy đã được cải cách và giảm bớt vai trò của nhà nước từ trước những năm 90 nhưng chính phủ Trung Quốc hiện nay vẫn đứng đằng sau nhiều doanh nghiệp và các SEOS (state-owned enterprises), ước tính các cơng ty tài trợ bởi chính phủ chiếm tới một phần ba GDP cả nước, trong đó có các ơng lớn như Huawei hay ZTE dù vận hành tư nhân nhưng vẫn được hỗ trợ bởi chính phủ Trung quốc. Tiếp theo không thể không kể đến các thỏa thuận ép buộc chuyển giao công nghệ: các cơng ty nước ngồi muốn đầu tư và gia nhập chiếm lĩnh một phần thị trường tỉ dân thì ln bị buộc đồng ý chuyển giao các sở hữu trí tuệ nhạy cảm và cách vận hành công nghệ cho công ty Trung quốc. (James McBride and Andrew Chatzky)
4.4. Tại sao Made in China 2025 lại khiến Mỹ đối đầu Trung Quốc
Sự phát triển kinh tế như hiện nay của Trung quốc sẽ biến Trung quốc thành quốc gia trực tiếp cạnh tranh với Mỹ, Trump cũng không ngần ngại thể hiện rằng các gói thuế áp lên hàng hóa Trung quốc là để cản trở kế hoạch “Made in China” của Trung Quốc và để tiếp tục giữ vững vị trí số một của Mỹ về cơng nghệ trong nhiều thập kỉ tới.
Trong khi đó, các cơng ty của Mỹ cũng như Châu Âu và trên khắp thế giới phàn nàn về tính bất cân xứng trong việc Trung quốc được tự do đi đầu tư trên thế giới nhưng các cơng ty nước ngồi đầu tư và vận hành ở Trung quốc thì lại bị hạn chế bởi quy tắc đầu tư và ép buộc chuyển giao tài sản công nghệ và bằng sáng chế.
Trong một cuộc điều tra của chính quyền Tổng thống Trump, nêu lên trong Section 301 của 1974 Trade Act, kết luận chính quyền Trung quốc sử dụng nhiều biện pháp như yêu cầu đầu tư, giới hạn vốn nước ngoài, phân biệt đối xử hay dùng cả các biện pháp mập mờ để ép buộc chuyển giao công nghệ; thúc đẩy đầu tư hoặc sát nhập các công ty của Hoa Kỳ vào cơng ty Trung quốc để giành quyền kiểm sốt cơng nghệ; Chính phủ Trung quốc thực hiện hoặc tài trợ các hoạt động thâm nhập hệ thống máy tính thương mại của Mỹ về các bí mật thương mại, thơng tin kinh doanh mật, sở hữu trí tuệ...
4.5. Ảnh hưởng của kế hoạch “Made in China 2025” đến Việt Nam
Giữa cuộc chiến áp thuế trừng phạt của Mỹ và áp thuế trả đũa của Trung quốc, Việt Nam được nhiều chuyên gia và tờ báo trên thế giới đánh giá là nước
hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến này, ở ngắn hạn. Về lâu về dài, ln ln có tổn thất và thiệt hại cùng rủi ro đi kèm sự hưởng lợi chóng vánh của Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu từ năm 2017, có thặng dư thương mại cán mốc 400 tỉ dollar với các nhóm hàng xuất khẩu nhiều nhất gồm có thiết bị điện tử, máy móc và bộ phận máy, điện thoại linh phụ kiện,...Nguyên nhân có thể kể đến do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong đó mục tiêu của Trump đánh thuế lên hàng công nghệ Trung quốc là chủ yếu khiến hàng hóa Trung quốc có giá cao hơn, sức cạnh tranh kém hơn hàng hóa đến từ đối thủ cạnh tranh trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tăng xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ có thể khiến Mỹ để ý tới thâm hụt thương mại với Việt Nam và rất có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt, do sau cùng thì dù các biện pháp thuế đó có áp lên Trung quốc nhằm cản trở kế hoạch Made in China 2025 hay khơng thì ơng Trump áp thuế lên hàng Trung quốc cũng là để giải quyết thâm hụt thương mại lên tới 400 tỉ đô, cái thể hiện sự thất bại trong các chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ.
Việt Nam đang là điểm đến thu hút vốn FDI nước ngồi thay thế dịng vốn đổ vào Trung quốc nhờ lao động giá rẻ, độ mở cửa kinh tế, các hiệp ước FTA song phương và đa phương nhằm tạo thuận lợi thương mại. Tuy nhiên việc ồ ạt mở của nhà máy có vốn FDI nước ngồi đã đưa Việt Nam lên thành một quốc gia thu nhập trung bình thấp, nhưng lại có và đang là nguy cơ bẫy Việt Nam vào cái bẫy thu nhập trung bình- thuật ngữ chỉ khi một quốc gia đạt đến một mức độ phát triển mà lương cơng nhân tăng lên khiến hàng hóa quốc gia đó ít có sức cạnh tranh với nước có lao động gia rẻ hơn hoặc nước có nền sản xuất hiện đại máy móc hơn và có tính kinh tế theo quy mơ– thứ mà Trung quốc đang áp dụng kế hoạch Made in China 2025 – tập trung vào giáo dục, công nghệ cao, phát triển khoa học kĩ thuật vào sản xuất hàng hóa chất lượng cao - để thốt ra. Thêm vào đó, dịng vốn FDI chảy vào Việt Nam này phần nhiều đến từ Trung quốc, nên nguy cơ hàng Trung quốc đội lốt Made in Vietnam để xuất khẩu vào Mỹ hay các thị trường miễn thuế hoặc có ưu
đãi thuế cho hàng hóa của quốc gia đang phát triển tăng lên, đi cùng với việc các công ty Trung quốc hưởng lợi từ các thỏa thuận FTA của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới nhờ đầu tư và vận hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Do Trung quốc đang tiến hành đổi mới công nghệ trong sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại hơn nên việc không thể tránh khỏi là đẩy các dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu sang cho các quốc gia khác. Việc Việt Nam là quốc gia lân cận đang đi sau Trung quốc và vẫn đang loay hoay trong nền sản xuất gia công và chưa thốt khỏi mức thu nhập trung bình cùng mong muốn mua đồ rẻ, cùng với các hiệp định Asian – China Free Trade Area với việc Việt Nam cắt giảm thuế cho Trung quốc tính từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 thúc đẩy và tạo điều kiện dễ dàng hơn để Trung quốc chuyển các công nghệ cũ, gây hại môi trường. Trong khi Trung quốc đã và đang đóng của hơn 600 nhà máy nhiệt điện chạy than thì Việt Nam có dự tính mở ra thêm các nhà máy này trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Tính đến năm 2017, Việt Nam có 20 nhà máy nhiệt điện, riêng Đồng bằng sơng Cửu long đã có tới 10 nhà máy nhiệt điện do Trung quốc đầu tư.