Nguyên nhân cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu về một số cuộc hủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG II MỘT SỐ CUỘC KHỦNG HOẢNG TRÊN THẾ GIỚI

2. Khủng hoảng nợ công Châu Âu

2.2 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng

- Đầu tiên phải nói đến nguyên nhân dư âm từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu cuối năm 2007 đánh mạnh vào nền kinh tế tại các quốc gia phát triển. Sự suy thoái kinh tế khiến cho các quốc gia phải thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế thơng qua việc tăng chi và giảm thu ngân sách, khiến cho ngân sách chính phủ thâm hụt mạnh.

- Nguyên nhân nữa liên quan đến chính sách tài khóa chính là sự hạn chế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực sử dụng đồng tiền chung eurozone. Các quốc gia trong khu vực chủ yếu hợp tác trong các chính sách tiền tệ, nhằm đảm bảo duy trì giá trị đồng euro, trong khi các chính sách tài khóa lại chưa có được một sự đồng thuận và hài hòa tương ứng. Rõ ràng, mặc dù đã có những quy định cụ thể về mức thâm hụt ngân sách cũng như nợ cơng nhưng lại khơng có một cơ chế giám sát và quản lý hiệu quả đối với từng quốc gia thành viên. Chính vì vậy, sự vỡ nợ tại một quốc gia là Hy Lạp đã kéo theo khủng hoảng niềm tin lan sang các quốc gia có chính sách tài khóa lỏng lẻo khác.

- Nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực. Thứ nhất, mức độ nghiêm trọng cũng như rủi ro khủng hoảng kể từ khi bắt đầu chưa được nhận thức đầy đủ do giới chính trị gia vẫn cố chấp và không chịu thừa nhận thực trạng của nền kinh tế. Ví dụ như việc Hy Lạp che giấu thơng tin về mức thâm hụt ngân sách của mình. Sự hỗ trợ ban đầu của EU lại bị từ chối thẳng thừng, để đến khi Hy Lạp chính thức phải cầu cứu viện trợ thì khủng hoảng niềm tin ngay lập tức đã lan sang các quốc gia thành viên khác. Thứ hai, các quốc gia rơi vào khủng hoảng cũng khơng có một sự đồng thuận nhất trí chung nào trong việc tìm kiếm ngun nhân và có những chính sách giải cứu thích hợp. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện những chính sách của riêng mình trước khi khó khăn chồng chất và phải nhờ đến sự viện trợ của EU và IMF, khơng hề có một chiến lược xử lý về dài hạn được đưa ra.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu về một số cuộc hủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)