CHƯƠNG II MỘT SỐ CUỘC KHỦNG HOẢNG TRÊN THẾ GIỚI
2. Thực trạng chính sách
2.1 Thu và chi ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
- Thu ngân sách nhà nước:
Khái niệm: thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân
sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà khơng bị ràng buộc bởi trách nhiệm
hồn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2017 ước tính đạt 500,9 nghìn tỷ đồng, bằng 41,3% dự tốn năm, trong đó thu nội địa 399,1 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3%; thu từ dầu thơ 21,1 nghìn tỷ đồng, bằng 55,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 80,6 nghìn tỷ đồng, bằng 44,8%.
Trong thu nội địa, thu tiền sử dụng đất đạt 44,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,8% dự tốn năm; thu thuế thu nhập cá nhân 39 nghìn tỷ đồng, bằng 48,2%; thu thuế cơng, thương nghiệp và dịch vụ ngồi Nhà nước 79,3 nghìn tỷ đồng, bằng 40,8%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (khơng kể dầu thơ) 74,1 nghìn tỷ đồng, bằng 36,9%; thu thuế bảo vệ mơi trường 16,6 nghìn tỷ đồng, bằng 36,8%; thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 82,5 nghìn tỷ đồng, bằng 28,8%.
Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, Chính phủ ước thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2017 vượt 2,3% so với dự toán. Điều này đã thể hiện nỗ lực rất cao trong điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, số thu tăng so với dự toán chủ yếu là tăng thu của ngân sách địa phương, trong khi thu ngân sách trung ương (NSTW) ước khó đạt dự tốn.
Đến 15/10/2017, số thu của ngân sách đã đạt 995,6 nghìn tỷ đồng, bằng 82,14% dự tốn. Trong đó, thu ngân sách địa phương đạt hơn 93,5%; Trung ương mới có 74,58%. Đến thời điểm này, có 24 địa phương đảm bảo tiến độ thu đạt trên 95%, 16 địa phương đã hoàn thành dự tốn, nhưng chủ yếu tập trung vào địa phương có số thu nhỏ. Một số địa phương có thu lớn phải tiếp tục phấn đấu như Hà Nội mới đạt 83,5%, TP. Hồ Chí Minh đạt 81,8%, Hải Phịng đạt 78%, Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 85,6%.
Thu NSTW nhìn chung vẫn khó khăn, nên sẽ tập trung điều tiết về trung ương. Cùng với đó, sẽ phấn đấu tăng thu ngân sách từ xuất nhập khẩu để đạt dự toán; đồng thời kiểm soát chặt chẽ quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, tăng dư địa cho cân đối trung ương; tập trung vào trọng điểm thu để tăng điều tiết. Mặt khác, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách, đặc biệt là các tập đồn, các tổng cơng ty lớn.
Chính phủ đang quyết liệt tăng thu từ cổ phần hóa. Trong báo cáo vừa qua mới được 10.000 tỷ đồng, nhưng vừa rồi Vinamilk đã bán tiếp cổ phần, giá sàn đưa ra 150.000 đồng/cổ phần, nhưng giá bán thực tế là 186.000 cổ đồng, thu về khoảng 10.000 tỷ đồng – một con số rất lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ đang chỉ đạo cố gắng phấn đấu thu đủ 60.000 tỷ đồng từ nguồn này, đảm bảo cân đối NSTW
- Chi ngân sách nhà nước:
Khái niệm: Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân
sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
Chi ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng Sáu diễn biến bình thường, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển; chi trả nợ; đảm bảo quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2017 ước tính đạt 533,4 nghìn tỷ đồng, bằng 38,4% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 398,9 nghìn tỷ đồng, bằng 44,5%; chi trả nợ lãi 50 nghìn tỷ đồng, bằng 50,5%; riêng chi đầu tư phát triển mới đạt 83,3 nghìn tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán năm.
Các Bộ, ngành, địa phương vẫn đang tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đã đề ra để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn theo chỉ đạo của Chính phủ. Chi trả nợ gốc từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2017 ước tính đạt 88,1 nghìn tỷ đồng, bằng 53,8% dự tốn năm.
Chi NSNN 9 tháng 2017: Chi ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng Sáu diễn biến bình thường, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển; chi trả nợ; đảm bảo quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2017 ước tính đạt 533,4 nghìn tỷ đồng, bằng 38,4% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 398,9 nghìn tỷ đồng, bằng 44,5%; chi trả nợ lãi 50nghìn tỷ đồng, bằng 50,5%; riêng chi đầu tư phát triển mới đạt 83,3 nghìn tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán năm.
Các Bộ, ngành, địa phương vẫn đang tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đã đề ra để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn theo chỉ đạo của Chính phủ. Chi trả nợ gốc từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2017 ước tính đạt 88,1 nghìn tỷ đồng, bằng 53,8% dự toán năm.